Nuôi dưỡng trẻ từ trong bào thai với chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai chết lưu. Vì vậy, khi có thai, bà mẹ cần ăn uống nhiều hơn bình thường cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú ý đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết.

Khẩu phần năng lượng tăng thêm tương đương 1 bát rưỡi đến 2 bát cơm/ngày. Tổng số năng lượng cần cân đối giữa các chất protid, lipid, glucid.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai.

Protein có vai trò thúc đẩy phát triển rau thai thai nhi và các mô trong cơ thể mẹ (tử cung, vú...), đặc biệt lúc thai 18 tuần đầu là giai đoạn tăng trưởng liên quan đến tế bào não. Khẩu phần năng lượng từ protein chiếm khoảng 12 - 14%. Cần lưu ý tăng cường protein động vật (thịt, cá trứng sữa tôm, cua) và đậu đỗ để cung cấp đầy đủ acid amin cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi Mỗi ngày cần khoảng 200 - 250g thịt hoặc cá...

Lipid chiếm khoảng 20 - 25% tổng số năng lượng. Là nguồn cung cấp năng lượng cao, đồng thời là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K), các acid béo no và acid béo không no. Đặc biệt là acid béo không no đa nối đôi như acid alpha linolenic (omega 3), tiền tố của DHA và acid linoleic (omega 6), tiền tố của AA thường cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ thực phẩm DHA có nhiều trong các loại cá (cá thu cá hồi cá trích...), AA có nhiều trong các loại dầu thực vật (dầu đậu nành dầu lạc dầu ngô, dầu hướng dương), DHA cần thiết cho sự phát triển tế bào não võng mạcmạch máu của bào thai. AA giúp cho các bộ phận của thai nhi phát triển bình thường. Do vậy, bà mẹ nên ăn cá 100g/bữa, 2 - 3 lần/tuần và dầu ăn khoảng 20g/ngày.

Bà mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bà mẹ mang thai cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong khẩu phần, chiếm khoảng 60 - 65% tổng số năng lượng bao gồm chất bột, đường chất xơ (gạo, ngô, khoai, rau quả). Hạn chế sử dụng đường tinh chế, đường từ nước ngọt dễ gây béo phì và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Chất xơ khoảng 20 - 22g/ngày.

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể người mẹ, thúc đẩy sự phát triển bào thai, tăng cường miễn dịch cho mẹ và thai nhi vitamin và khoáng chất có nhiều trong các thực phẩm nguồn động vật (thịt , cá trứng sữa...) và nguồn thực vật (đậu đỗ ngũ cốc và rau quả).

Chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến bệnh tật của mẹ thai nhitrẻ sơ sinh Thiếu vitamin A mẹ dễ bị quáng gà trẻ bú sữa mẹ cũng bị thiếu vitamin a tiền lâm sàng. Thiếu acid folic gây tổn thương não thai nhi, dị tật ống thần kinh nứt đốt sống Thiếu vitamin d canxi có thể làm chậm quá trình phát triển xương của thai nhi còi xương sớm từ trong bụng mẹ co giật do thiếu canxi ở trẻ mới đẻ. Thiếu iốt có thể gây sẩy thai thai chết lưu đẻ non, trẻ sinh ra bị đần độn.

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ từ trong bào thai thiếu sắt gây thiếu máu nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ thiếu máu nặng dễ sẩy thai đẻ non và trẻ sau sinh cũng bị thiếu máu tăng nguy cơ tử vong mẹ và con.

Vì vậy, bà mẹ cần uống thêm mỗi ngày 1 viên sắt (60mg sắt nguyên tố + 400mcg acid folic) trong suốt thời gian mang thai và kéo dài sau đẻ 1 tháng. Ngoài ra, cần chú ý lượng nước đưa vào cơ thể trung bình khoảng 2,5 lít/ngày (kể cả nước uống và nước trong chế độ ăn). Nước uống cần khoảng 1,5 lít/ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ có thai

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ có thai 

Táo bón dễ xảy ra ở bà mẹ có thai do ảnh hưởng của hormon nhu động ruột giảm cho nên cần uống đủ nước và ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ (đậu đỗ, rau quả...).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật