Dinh dưỡng phòng trị ung thư không phải ai cũng biết

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gần giống với chế độ ăn bình thường của họ. Bệnh nhân cần ăn đầy đủ chất bột đường và chất đạm, giảm chất béo và gia vị không cần thiết, không ăn đồ hộp, không ăn các thức ăn chế biến sẵn.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bệnh ung thư tác động đến tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày ở bệnh nhân theo các cấp độ rất khác nhau phụ thuộc loại ung thư di căn hay chưa di căn, xâm lấn tại chỗ hay hạch vùng, tình trạng dinh dưỡng cơ bản của bệnh nhân, phương pháp điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị), giai đoạn điều trị, đáp ứng của khối u với điều trị.

Nhu cầu năng lượng, nhu cầu và tỉ lệ các chất dinh dưỡng hàng ngày được tính toán dựa trên các công thức theo chuyển hóa cơ bản thông thường (basic metabolism). Cần theo dõi và điều chỉnh liên tục để duy trì cân nặng ở mức hợp lý nhất (chấp nhận mức giảm cân < 10%).

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gần giống với chế độ ăn bình thường của họ. Cho ăn đầy đủ chất bột đườngchất đạm giảm chất béo và gia vị không cần thiết, không ăn đồ hộp, không ăn các thức ăn chế biến sẵn như thức ăn nhanh. Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ như: rau quả thực phẩm ngũ cốc thô như gạo lứt bánh mì đen, khoai củ... Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất bằng rau củ quả tươi. Nếu không cung cấp đủ năng lượng bằng các thức ăn thông thường, có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng sau các bữa ăn chính hay dùng vào các bữa phụ.

1. Chọn thức ăn lạnh, nguội, tránh thức ăn nóng trong trường hợp có sự thay đổi vị giác, khứu giác cũng như bị đau rát miệng, hầu, họng thực quản do điều trị hay do nhiễm trùng

2. Không nên ăn thức ăn sống, cứng, thô, chiên dòn, nướng dòn. Nên chế biến thức ăn một cách đơn giản. Nên nấu mềm, cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, xay nhỏ thức ăn.

3. Phải chia nhỏ các bữa ăn, 9 - 10 bữa/ ngày. Các bữa phụ xen kẽ các bữa chính trong ngày sao cho đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày. Làm như vậy có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn nôn ói. Bữa ăn sáng nên chiếm năng lượng khẩu phần cao nhất trong ngày, chiếm khoảng 1/3 tổng năng lượng hàng ngày.

4. Nên tránh thức ăn có mùi, vị mạnh. Tránh thức ăn có vị chua ở bệnh nhân bị viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa

5. Tuyệt đối không dùng phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm có thể bảo quản dài ngày như thịt xông khói, lạp xưởng xúc xích

6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thực phẩm dùng vì rất dễ bị nhiễm trùng từ đường tiêu hóa. Chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế thực phẩm qua bảo quản, loại bỏ thực phẩm hư hỏng, ôi thiu mốc.

7. Nấu vừa đủ ăn. Nên ăn trong vòng 2 giờ sau chế biến. Chỉ dùng thực phẩm đã được nấu chín hoặc đã được tiệt trùng kỹ bằng ozon (rau xanh, trái cây tươi).

8. Nên bổ sung vitamin và các khoáng chất vi lượng ở bệnh nhân có chán ăn và suy kiệt với liều nhu cầu hàng ngày bổ sung vitamin C và kẽm với liều cao hơn ở bệnh nhân có vết thương lớn, hay bị nhiễm trùng huyết.

Dinh dưỡng phòng ngừa ung thư

Nếu yếu tố di truyền và một số yếu tố thuộc môi trường tự nhiên là những yếu tố khó can thiệp để phòng bệnh, thì sự thay đổi lối sống và phương pháp dinh dưỡng khỏe mạnh có thể phòng được ung thư Cụ thể như sau:

- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, sao cho BMI = 18, 5 - 23. Người thừa cân béo phìnguy cơ ung thư cao hơn người có BMI  bình thường, họ hay bị ung thư vúung thư nội mạc tử cung

- Ăn uống đa dạng và phong phú, đây là biện pháp quan trọng nhất trong tất cả biện pháp dinh dưỡng phòng bệnh ung thư

- Chú trọng đến các thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhất là đối với chất đạm. Giảm thịt đỏ (heo, bò, cừu, chó, dê), nên ăn thịt trắng (gà, vịt); giảm chất béo nói chung, nhất là chất béo bão hòa

- Ăn nhiều rau xanh và quả tươi, đặc biệt các loại rau quả có màu cam tươi, đỏ đậm, xanh đậm.

- Gia tăng các thực phẩm có lượng chất xơ cao như: rau, củ, quả ngũ cốc thô nguyên  hạt.

- Hạn chế tối đa các chất cồn như rượu bia

- Giảm thiểu các thực phẩm mặn, thực phẩm bảo quản nhiều muối như dưa chua, cà muối, thịt xông khói… Hạn chế thực phẩm giàu đạm có nitrit nitrat như dăm bông, xúc xích, lạp xưởng.

- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi, hạn chế dùng thực phẩm công nghiệp và thực phẩm bảo quản dài ngày. Tuân thủ các điều kiện bảo quản thực phẩm Loại bỏ thực phẩm hư hỏng, ôi thiu, ẩm mốc.

- Chế biến thực phẩm bằng những phương pháp đơn giản, nhanh với nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào nhanh. Không nên làm chín thực phẩm trực tiếp trên lửa như nướng, quay, xông khói. Loại bỏ thực phẩm đã bị cháy khét.

- Không dùng lại dầu chiên đã qua sử dụng.

- Không được hút thuốc lá kể cả thụ động.

- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất có thể. Tiên lượng bệnh và khả năng sống còn của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh khi phát hiện và tiến hành điều trị.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật