Các bài thuốc Đông y chữa đau răng đơn giản, hiệu quả bạn nên lưu ý

Tình trạng đau răng đau nhức răng lợi luông khiến bạn mệt mỏi khó chịu Bạn cũng đã thử nhiểu cách nhưng không hiệu quả Tuy nhiên đừng quá lo lắng bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc Đông y chữa đau răng rất hiệu quả.  

Một số bài thuốc Đông y chữa đau răng

1. Vỏ cây xoài

Vỏ xoài 3 miếng mỗi miếng bằng cỡ bàn tay cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, xắt nhỏ, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Cứ 3 phần nước thuốc thì thêm 1 phần rượu cho vào chai, bảo quản để dùng dần.

Mỗi lần lấy 50ml, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

Hoặc dùng:

Vỏ thân cây xoài 3 phần, trái me chua 1 phần, trái bồ kết 1 phần.

Tất cả sấy khô, sao thơm, tán thành bột mịn, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau.

Một số bài thuốc Đông y chữa đau răng hiệu quả, đơn giản

Một số bài thuốc Đông y chữa đau răng hiệu quả, đơn giản

2. Lá lốt

Theo Đông y lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Thường dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại; các khớp đau nhức; rối loạn tiêu hóa nôn mửa đầy hơi, sình bụng đau bụng tiêu chảy; thậnbàng quang lạnh; đau răng; đau đầu; chảy nước mũi hôi tiêu chảy

Để chữa đau răng dùng 30 - 40g lá lốt khô (80 - 100g lá tươi), hoặc dùng thân, hoa và rễ, nấu lấy nước đậm dặc, hòa với ít muối hột, để nguội rồi ngậm 1 - 2 phút, súc miệng và nhổ bỏ. Ngày súc miệng 3 - 4 lần.

Lá lốt có nhiều công dụng trong đó có chữa đau răng

Lá lốt có nhiều công dụng trong đó có chữa đau răng

Nước nấu lá lốt còn được dùng để ngâm tay chân chữa đau xương thấp khớp tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.

3. Cây rau bợ

Cây rau bợ còn gọi là cỏ bợ rau bợ nước, thủy tần, cỏ chử điền (điền tự thảo), tứ diệp thảo, dạ hợp thảo... tên khoa học Marsilea quadrifolic L. thuộc họ rau bợ (Marrileaceae).

Để làm thuốc có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo. Theo Đông y, rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan làm Sáng mắt Thường dùng chữa viêm thận phù chân viêm gan viêm kết mạc suy nhược thần kinh sốt cao mất ngủ sưng đau lợi răng mụn nhọt sưng vú, tắc tia sữa khí hư bạch đới thổ huyết đi tiểu ra máu sỏi thận sỏi bàng quang đái tháo đường

Cây rau bợ có tác dụng tiêu sưng, thanh nhiệt

Cây rau bợ có tác dụng tiêu sưng, thanh nhiệt

Chữa đau răng, mụn nhọt do nhiệt độc: rau bợ tươi 50 - 80g, rửa thật sạch, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 - 3 lần uống trước bửa ăn.

4. Cây bồ đề

Cây bồ đề gọi là cây đề, tên khoa học Ficus religiosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Theo phân tích, trong vỏ cây bồ đề có chứa 4% chất tanin. Mủ có chứa nhựa, trong mủ đông khô có 85% nhựa và 12% cao su.

Vỏ cây có tác dụng làm săn da. Ở Trung Quốc, người ta sắc nước vỏ cây bồ đề để làm thuốc súc miệng làm cho chắc răng và trị đau răng Ở Ấn Độ, vỏ được dùng để trị bệnh lậu nước pha vỏ dùng uống trị nhiệt độc. Ở Việt Nam, người ta thường dùng vỏ cây nấu nước rửa để trị lở loét và bệnh ngoài da.

Vỏ cây bồ đề cũng có thể thay thế vỏ cây chay để ăn với trầu cau cho chắc răng. Nước sắc vỏ rễ và vỏ thân còn dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng. Để chữa đau răng, dùng vỏ rễ hoặc vỏ thân cây bồ đề 20 - 60g sắc với nước rồi ngậm, súc miệng 2 - 3 lần trong ngày.

5. Cây mè

Cây mè còn gọi là vừng, hồ ma, tên khoa học Sesamum indicum L. thuộc họ Vừng (Pelaliaceae). Chữa nướu răng bị sưng nhức: lấy 100g hạt mè nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, dùng để ngậm hồi lâu rồi súc miệng nhổ bỏ, ngậm nhiều lần trong ngày.

6. Cây gạo

Cây gạo còn gọi là bông gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar, tên khoa học Bombax ceiba L. (B. malabaricum DC.), thuộc họ Gạo (Bombacaceae).

Vỏ cây gạo có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Thường dùng chữa thấp khớp dùng vỏ tươi giã nát bó nơi bị đụng giập, gãy xương; sao vàng sắc đặc để uống giúp cầm máu trong các chứng băng huyết (thương phối hợp với hạt cây lười ươi), thông tiểu.

Người ta bóc vỏ thân, cạo bỏ lớp thô và gai, rửa sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô để bảo quản; thường giã nát để dùng tươi. Ngày dùng 15 - 30g khô, sắc uống. Có thể sắc đặc và ngậm chữa đau răng. 

7. Nước muối biển

Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh dùng muối chữa các chứng khí nghịch, tích đờm đau bụng do nhiệt kết trong ruột và dạ dày giết trùng độc, tiêu phù thũng sưng lở. Muối còn được dùng để chữa đau răng Mắt đỏ táo bón gây nôn mửa, chữa hạ bộ bị lở và pha nước muối + đường uống khi bị mất nước do thổ tả.

Chữa răng lung lay, lợi bị lở: nấu nước muối loãng, ngậm 3 - 4 lần trong ngày, ngậm luôn trong 5 ngày.

Sử dụng nước muối biển để chữa đau răng

Sử dụng nước muối biển để chữa đau răng

Cách bào chế:

Muối sạch 1kg, hòa với nước sôi, lóng lấy nước muối trong, cho vào cái cốc to bằng bạc, nấu cho khô rồi tán bột, cho vào lọ sành, gốm, dùng dần. Mỗi buổi sáng lấy 3g xoa vào chân răng, mặt răng, một chốc lại súc miệng nhổ ra. Đồng thời dùng ngón trỏ của 2 tay lấy nước bọt trong miệng xoa lên bờ mi mắt, nhắm mắt lại một chốc sau đó mới rửa mặt.

- Bột phòng ngừa sâu răng làm răng bền chắc.

Muối ăn 120g, xuyên tiêu 60g, hạn liên thảo (cây cỏ mực) 60g, khô bạch phàn (phèn phi) 30g.

Cách chế:

Đầu tiên lấy 2 chén nước sắc hạn liên thảo và xuyên tiêu cho chín kỹ, lọc còn khoảng 1 chén, hòa muối và phèn phi vào, đun cho khô nước, lấy phần lắng đem ra nghiền bột để dùng. Mỗi lần dùng, lấy bột xoa lên răng rồi súc miệng. Ngày làm 2 - 3 lần. Dùng lâu răng sẽ bền chắc.

Cách bảo vệ và làm cho răng trắng đẹp:
 
Hàm răng được làm trắng bằng cách sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên và một vài cách chăm sóc sau đây sẽ giúp bảo vệ sự an toàn cho men răng:
 
- Dùng một miếng vải sạch hoặc bông gòn sạch, nhúng vào dầu ô liu rồi chà xát lên răng. Những mảng bám ố vàng sẽ được tẩy sạch trong vài phút sau đó.
 
- Sau khi ăn, có thể dùng phần bên trong của vỏ cam, vỏ quýt chà lên răng, sau đó xúc miệng bằng nước sạch, sẽ giúp răng được trắng bóng, hơi thở được thơm tho hơn.
 
- Thường xuyên dùng dấm để súc miệng và đánh răng rồi súc miệng lại bằng nước lạnh, sẽ giúp tẩy những vết ố trên răng, làm cho hàm răng trở nên trắng sáng hơn.
 
 
- Trái cây tươi giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bảo vệ răng chắc khỏe, trắng sáng. Ăn nhiều loại trái cây như: táo tây, cam, quýt, dâu tây, dứa, dưa hấu, chuối, bông cải, cần tây, cà rốt... có nhiều chất xơ giúp chải răng tự nhiên, bảo vệ nướu răng và làm trắng răng. Ngoài ra, chúng còn kích thích việc sản sinh nước bọt, góp phần làm giảm lượng axít trong miệng, giúp ngăn sự hình thành mảng bám trên răng, chống sâu răng.
 
- Chất calcium trong sữa là khoáng chất quan trọng và cần thiết đối với răng, đặc biệt là đối với sự phát triển hệ răng ở trẻ em. Các sản phẩm không béo hoặc ít béo từ sữa là nguồn cung cấp calcium rất tốt (sữa chua, phó mát...).
 
- Thường xuyên uống nước và súc miệng nhiều lần trong ngày.
 
- Hạn chế ăn vặt, nhất là ăn các chất có chứa nhiều đường, giữa các bữa ăn chính.
 
- Nên chải, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa florua.
 
- Nên khám răng và vệ sinh răng định kỳ.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật