Cảnh báo bệnh viêm họng do tự ý dùng thuốc nguy hiểm

Mặc dù thời gian gần đây, truyền thông đã đề cập nhiều tới việc lạm dụng kháng sinh sẽ có những tác hại không chỉ cho chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Tuy nhiên, thói quen hễ sốt là mua kháng sinh về uống dường như không thay đổi trong người dân. Hậu quả là đã không ít trường hợp đã gặp tai họa với thói quen này.

Bệnh nặng hơn do tự ý dùng thuốc

 

Em Trần Minh Ch. (Hà Nội) bị ngạt mũi ho khan sốt cao nhức đầu bố em mang triệu chứng này chia sẻ với một người bạn thì được bạn cho một đơn thuốc gồm cephalosporin, efferalgan thuốc xịt mũi thuốc long đờm (đơn thuốc này bạn anh đã được kê trong một lần ốm với các triệu chứng tương tự). Bố Ch. tất tưởi đi mua thuốc về cho con uống uống thuốc được 2 ngày, em Ch. nổi mẩn đỏ khắp người khó thở ho dữ dội nhiều hơn... Đem tình trạng này chia sẻ với cô bán thuốc thì được đổi sang dùng thuốc erythromycin Nhưng uống đủ 3 ngày thuốc rồi mà Ch. vẫn sốt cao, tức ngực khó thởmệt mỏi nhiều hơn. Lúc này, bố mới đưa em tới gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để khám.

Khi bị ốm, hãy đi khám bệnh để được dùng thuốc hợp lý.

Khi bị ốm, hãy đi khám bệnh để được dùng thuốc hợp lý.

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Chủ nhiệm khoa bệnh phổi BV Trung ương Quân đội 108 cho biết: Em Ch. chỉ bị sốt viêm phế quản do virut mà uống thuốc kháng sinh liều cao và lại gặp phải tình trạng dị ứng thuốc muộn với cephalosporin, rồi lại chuyển sang dùng một loại kháng sinh khác nữa. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng sức khỏe của Ch. trầm trọng hơn.

Hiện nay ở nước ta, việc người dân bị ốm tự mách nhau mua thuốc hoặc ra hiệu thuốc kể triệu chứng rồi được tư vấn mua kháng sinh hoặc tự đề nghị mua kháng sinh về dùng là khá phổ biến. Nhiều người dân coi kháng sinh là thuốc trị “bách bệnh”, nên cứ thấy ho, sốt, nhức đầu... đều nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh. PGS. Tiến cho biết, những triệu chứng ho sốt do viêm đường hô hấp rất hay gặp, đặc biệt ở trẻ em và ở thời tiết giao mùa

Nhưng khoảng 2/3 tác nhân gây bệnh chính là do virut. Vì thế, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác đó là bệnh gì? Có bị nhiễm khuẩn hay không? Nếu bị sốt, ho, thậm chí là viêm phế quản do nhiễm virut, thì  không cần dùng kháng sinh. Trường hợp viêm sốt do vi khuẩn mới bắt buộc phải dùng kháng sinh.

Cách nhận biết khi viêm sốt do vi khuẩn

Trước hết, khi gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc tai mũi họng để được khám, chẩn đoán, kê đơn điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm để phân biệt bệnh do virut hay do vi khuẩn.

PGS.TS. Tiến hướng dẫn cách nhận biết dấu hiệu viêm sốt do nhiễm virut hay vi khuẩn như sau: Nếu là do virut, người bệnh ngoài các triệu chứng ho, sốt, nhức đầu có thể  kết hợp thêm các triệu chứng như viêm kết mạc chảy mũi,  tiêu chảy Còn nếu do vi khuẩn các triệu chứng thường gặp là sốt trên 38,5oC, sưng đau hạch cổ đau đầu nốt xuất huyết ở vòm họng đau bụng khởi bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), ho khạc đờm nhày mủ hoặc đờm mủ, hơi thở có mùi, lưỡi rêu bẩn... Trường hợp khó phân biệt hơn cần dựa vào các xét nghiệm như  bạch cầu máu ngoại vi,  các xét nghiệm Marker viêm, phân lập virut, vi khuẩn đờm hoặc dịch nhày họng... để phân biệt.

Những tác hại khi dùng sai kháng sinh

Kháng sinh không có tác dụng điều trị khi sốt, ho viêm họng do virut. Nếu chúng ta vẫn cứ uống kháng sinh thì ngoài việc chúng ta sẽ bị tốn tiền không cần thiết mà còn bị nhiều tác dụng phụ không mong muốn. - PGS.TS. Tiến nhấn mạnh.

Tác hại đầu tiên mà tất cả thầy thuốc cũng phải sợ là dị ứng dị ứng có thể gây sốc phản vệ diễn ra vô cùng nhanh và có thể gây tử vong ngay mà không thể tiên đoán trước được. Ngay cả với dị ứng chậm cũng vô cùng nguy hiểm, nó dẫn tới tình trạng nhiễm độc kháng sinh nặng và tử vong sau 1-2 tuần. Nhẹ hơn, bệnh nhân có thể bị nổi ban dị ứng sốt tăng lên đau đầu mệt tăng mà đôi khi người bệnh nghĩ rằng mình dùng kháng sinh còn “nhẹ” vì thế lại tiếp tục đi mua kháng sinh khác đắt tiền để dùng... Chỉ sau đó thấy không đỡ hoặc có biến chứng nặng mới tìm đến bác sĩ.

Tác hại thứ hai là tiêu chảy đây là tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng kháng sinh. Nếu dùng kháng sinh kéo dài thì người bệnh có thể bị nhiễm nấm đường ruột hoặc loạn khuẩn đường ruột

Tác hại thứ ba là dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Tình trạng kháng kháng sinh dẫn tới việc kháng sinh không còn có tác dụng trong quá trình điều trị. Nhiều trường hợp bệnh trở lên nặng hơn, thậm chí tử vong do không còn kháng sinh nào để mà điều trị. Hiện nay, vấn đề vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là thách thức toàn cầu mà nguyên nhân chính là do việc dùng kháng sinh bừa bãi và lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý ở một số bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy gan suy thận hoặc cơ địa dị ứng thì việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể làm bệnh đó nặng lên hoặc có thể gặp các biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những điều cần làm khi viêm, sốt do virut

 

PGS. Tiến đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân rằng: Nếu bị mắc bệnh do virut thông thường, chúng ta chỉ cần điều trị triệu chứng. Thậm chí ho cũng là một phản xạ tốt, vì đây là phản xạ bảo vệ của đường hô hấp có tác dụng đẩy các vật lạ (bao gồm cả các tác nhân gây bệnh) ra ngoài. Nhiều trường hợp chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng, như thuốc long đờm giảm ho (nếu ho nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe). Khi chảy mũi, ngạt mũi dùng nước muối sinh lý thuốc co mạch, kháng histamin Nếu sốt và đau họng thì uống paracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật