Canxi, trụ cột của một cơ thể khỏe mạnh, bạn đã biết chưa?

Sau 3 cuộc điều tra lớn (năm 1959, 1982, 1992), các nhà khoa học thế giới đã rút ra kết luận: Vấn đề dinh dưỡng chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe con người là do cơ thể thiếu chất sắt và canxi, đó là nguy cơ của hàng trăm căn bệnh. Ngay cả ở những nước phát triển, tình trạng thiếu canxi cũng đã trở thành vấn đề bức xúc. Bởi lẽ con người chỉ có thể hấp thụ canxi qua con đường ăn uống, nhưng thói quen "ẩm thực" để duy trì đủ lượng canxi cần thiết trong cơ thể là quá khó khăn. Vậy tầm quan trọng của nguyên tố này thế nào, biện pháp, sản phẩm phù hợp nhất để bổ sung canxi cho đúng, đủ và hiệu quả... là gì?

Những nguy cơ của thiếu canxi

Có thể ví canxi như chất liệu cấu tạo nên bộ khung, vóc dáng của cơ thể canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. 99% tồn tại trong xương răng móng chân móng tay 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Nhiệm vụ chính của canxi là phối hợp với vitamin D để cấu tạo bộ xương và hàm răng vững chắc canxi còn giúp duy trì huyết áp và sự co cơ nhịp đập của tim sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.

Nếu con người hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống tuyến cận giáp lập tức tiết ra hormon thúc đẩy canxi trong xương bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng. Khi tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra nhiều hormon, làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ canxi trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hormon để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu... Quá trình đó gọi là "canxi di chuyển", còn gọi là "thoát canxi" hay "mất canxi".

Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện cơ thể nhỏ, thấp, chân đi vòng kiềng, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần Quá trình "canxi di chuyển" tuy giảm được nồng độ canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả. Canxi thừa này được điều chuyển ra các vùng khác gây nên nhiều bệnh như: gai xương hoặc vôi hóa đốt sống sỏi đường tiết niệu sỏi mật xơ cứng động mạch tế bào thần kinh bị lão hóa gây ra chứng lú lẫn của người già lão hóa

Người lớn thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng cơ bắp bụng chân dưới bị chuột rút chân tay bị co quắp, yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời thể lực yếu kém, tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi Ngoài ra tiêu hóa kém chán ăn đầy bụng táo bón sản phụ yếu, khó đẻ, đẻ non...

Người già thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ đau đầu tính tình thay đổi thất thường.

Nguyên nhân thiếu canxi

Nhu cầu canxi mỗi ngày của cơ thể:

Trẻ em 0-1 tuổi: cần 400mg-600mg/ngày.

Trẻ em 1-10 tuổi: cần 800mg/ngày.

Người từ 11-24 tuổi: cần 1.200mg/ngày.

Người lớn 24-50 tuổi: cần 800mg-1.000mg/ngày.

Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1.200mg-1.500mg/ngày.

Thiếu canxi là bệnh phổ biến chủ yếu do cung cấp không đủ, và những yếu tố làm rối loạn chuyển hóa canxi như: mãn kinh, tuổi tác, bệnh tật...

Do ăn uống: Thông thường chỉ có 20-30% lượng canxi trong thực phẩm được hấp thụ và mức độ sử dụng thực phẩm chứa canxi của mọi người chưa đầy đủ sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi phong phú, nhưng lượng sữa mọi người sử dụng hằng ngày hầu hết đều chưa đáp ứng đủ. Để đáp ứng đủ lượng canxi bằng cách ăn uống là quá khó khăn đối với nhiều người.

Do nhu cầu lứa tuổi: Cơ thể người bắt đầu từ 20 tuổi, tổng lượng xương bị mất bớt mỗi năm với tốc độ 1%. Sự mất bớt xương này chủ yếu là do mất bớt canxi. Con người sau 50 tuổi, lượng vận động cơ bắp giảm thiểu, tiếp nhận tia chiếu của mặt trời không đủ, lượng hấp thụ vitamin D và protein ít đi, dẫn tới thiếu canxi, kết xấu xương lỏng lẻo, gây nên chứng loãng xương rất bất tiện trong sinh hoạt.

Với phụ nữ mang thai khi cơ thể người phụ nữ không cung cấp đủ, thai tăng trưởng sẽ sử dụng canxi trong xương và sắt trong máu của mẹ. Trong khi người mẹ cũng cần sắt và canxi để đủ sức vượt cạn và chăm sóc con sau đẻ. Việc dùng đủ canxi trong suốt thai kỳ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi và bảo đảm sự toàn vẹn bộ xương bà mẹ.

Ngoài ra, do vitamin D rất cần thiết cho hoạt động hấp thu canxi, nên những người bị thiếu vitamin D cũng dễ thiếu canxi. Những người ăn chay người da sẫm, sống ở phía Bắc hoặc suốt ngày ở trong nhà rất dễ bị thiếu vitamin D. Cần phải tích cực tham gia rèn luyện thể thao và tắm nắng để tăng khả năng tổng hợp vitamin D trong cơ thể, thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi.

Biện pháp bổ sung canxi

Đời sống càng cao, con người càng có ý thức hơn trong vấn đề bảo đảm sức khỏe của mình, giải quyết tình trạng thiếu canxi đang là mối quan tâm của nhiều người. Nhưng trước nhiều sản phẩm bổ sung canxi, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên như sau:

Sản phẩm canxi tốt cần đạt các tiêu chuẩn sau:

Hàm lượng cao: Hiện nay nhiều loại canxi đang có bán trên thị trường, đa số là canxi vô cơ có hàm lượng thấp, trong khi đó cơ thể cần bổ sung lượng canxi lớn đến 500mg mỗi ngày. Tỷ lệ hấp thu cao: nếu canxi có tỷ lệ hấp thu thấp thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Không kích thích dạ dày và đường ruột: có một số sản phẩm canxi kiềm tính nặng hoặc có tính axit gây kích thích dạ dày và đường ruột. Sản phẩm canxi cần có các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit amin vitamin, nguyên tố vi lượng, giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Không có tác dụng phụ. Tiện sử dụng, ngon miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật