Mách bạn những cách để phòng dịch tiêu chảy cấp bùng phát

TP.HCM và các tỉnh ở phía Nam đang vào mùa mưa. Nguồn nước ứ đọng kèm theo môi trường bị ô nhiễm nặng từ các chất thải có khả năng gây nên bệnh tiêu chảy lây truyền qua đường tiêu hóa.

Trong các bệnh tiêu chảy bệnh tả, lỵ trực trùng, bệnh nhiễm vi khuẩn Escherichia coli có thể gây nên tiêu chảy cấp, có khả năng bùng phát thành dịch; đặc biệt là bệnh tả và lỵ trực trùng. Ngoài ra, một số bệnh tiêu chảy do nhiễm các loại vi khuẩn khác có thể gặp như: nhiễm Bacillus cereus, Clostridium, Staphylococcus aureus... cũng cần cảnh giác. Hiện nay, TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang vào mùa mưa tình trạng nước tù đọng ở các thủy vực, ao hồ trong môi trường sống có khả năng mang những loại

vi khuẩn được thải từ nhiều nguồn khác nhau gây nên bệnh tiêu chảy là điều không thể tránh khỏi nếu cơ quan y tế không truyền thông giáo dục sức khỏe vận động người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và cộng đồng cần thiết.   

Bệnh tả

Bệnh tả là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường tiêu hóa do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây nên. Sau khi phẩy khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể, thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày, trung bình khoảng 2 - 3 ngày. Người bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm sang cho người khác khi mầm bệnh còn ở trong phân. Bệnh có khả năng lây lan mạnh trong thời kỳ người bệnh đi tiêu chảy Thực tế cho thấy, người lành mang vi khuẩn có thể lây nhiễm mầm bệnh trong thời gian khoảng vài tháng, nếu sử dụng kháng sinh để xử trí sẽ rút ngắn được thời gian lây truyền bệnh. Hiếm khi gặp các trường hợp người lành mang mầm bệnh vi khuẩn kéo dài nhiều năm và đào thải vi khuẩn gây bệnh từng đợt qua phân thải.

Ổ bệnh được xác định là người bệnh và những người mắc bệnh không có triệu chứng thường gọi là người lành mang trùng, đây là nguồn bệnh quan trọng dễ lây nhiễm bệnh cho người khác trong cộng đồng. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được các ổ chứa phẩy khuẩn tả ở trong môi trường sống của các loại động vật thủy sinh, động vật phù du sống trong nước mặn và nước lợ tại những vùng cửa sông, đầm phá. Bệnh được lây truyền do người ăn phải thức ăn hay nước uống bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Thực tế nguồn nhiễm phẩy khuẩn tả phổ biến là nước uống bị nhiễm bẩn ngay đầu nguồn từ phân thải có mầm bệnh hoặc trong quá trình dự trữ nước uống có tiếp xúc với tay người nhiễm phẩy khuẩn tả, cũng có thể là nước đá được sản xuất từ nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Đồng thời thực phẩm bị nhiễm phẩy khuẩn tả trong và sau khi chế biến, hải sản được đánh bắt từ những vùng nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả nhưng ăn sống hay không được nấu chín kỹ cũng là nguồn lây truyền bệnh. Ngoài ra, các loại rau quả được trồng và bón bằng phân tươi, tưới nước có phân người hoặc rửa nước bị nhiễm khuẩn rồi ăn sống là nguy cơ có khả năng nhiễm bệnh.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp trong các thể bệnh nặng chủ yếu là nôn và tiêu chảy dữ dội, phân có màu trắng như nước vo gạo hoặc màu trong lẫn những hạt lổn nhổn trắng như hạt gạo. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước nhiễm độc acid, trụy mạch, hạ huyết áp và sốc với hậu quả tử vong là điều không thể tránh khỏi. Các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng giống như bệnh tiêu chảy thông thường. Các nhà khoa học ghi nhận tỉ lệ mắc và chết do bệnh tả có thể chiếm đến 50% tùy theo từng vụ dịch. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong chỉ chiếm khoảng 1%.

Xử trí bệnh tả bằng cách bổ sung nước bằng đường uống với dung dịch oresol theo hướng dẫn, nếu không có sẵn có thể uống nước đường và muối gồm 1 lít nước, 8 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ muối ăn Truyền dịch bằng đường tĩnh mạch với dung dịch huyết thanh ngọt đẳng trương 5%, huyết thanh mặn đẳng trương 0,9%, dịch Ringer lactat. Dùng kháng sinh có hiệu lực cao, phẩy khuẩn tả chưa đề kháng. Đồng thời, bệnh nhân phải được cách ly, tẩy uế đồ dùng, xử lý tiệt khuẩn nguồn phân thải, chất nôn bằng dung dịch chlorine 2%, cresol 4%... Có thể phòng bệnh tả bằng vắc-xin tả uống với liều 1,5ml, uống 2 lần cách nhau 14 ngày để có miễn dịch cơ bản theo hướng dẫn; thời gian bảo vệ 24 tháng.

Bệnh lỵ trực trùng

Lỵ trực trùng là bệnh gây tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Shigella thuộc họ Entero bacteriaceae gồm 4 loài Sigella dysenterial, Shigella flexneri, Shigella boydii, Shigella sonnei. Vi khuẩn tiết ra độc tố shigatoxin gây bệnh ở đại tràng do làm thương tổn các tế bào biểu mô của niêm mạc đại tràng và gây các vết loét rất nhỏ tiết dịch viêm lẫn máu. Nếu có biến chứng nặng có thể gây thủng đại tràng.

Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella dysenterial nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng có thể gây tử vong do hội chứng u rê máu tăng vì huyết tán, dẫn đến tình trạng thiếu máu do huyết tán, suy thận cấp tiểu cầu hạ thấp nhiễm trùng huyết viêm khớp phản ứng natri máu giảm thấp, suy nhược tủy xương Bệnh do trực khuẩn Shigella dysenterial và Shigella flexneri có bệnh lý lâm sàng triệu chứng sốt mệt mỏi không muốn ăn đau bụng mót đi đại tiện, phân lỏng có chất nhầy lẫn máu tươi, khối lượng phân không nhiều; xét nghiêm phân thấy có fibrin, mucus, hồng cầu bạch cầu Bệnh do hai loại trực khuẩn này gây ra thường có đặc điểm đi tiêu chảy phân lỏng như nước, chúng rất dễ lây lan, người chỉ cần nhiễm theo đường tiêu hóa với số lượng từ 10 - 100 vi khuẩn là có khả năng bị nhiễm bệnh, vì vậy dễ bùng phát thành dịch bệnh Đặc điểm của bệnh lỵ trực khuẩn là có khả năng bùng phát nhanh dễ gây dịch, bệnh khởi phát một cách đột ngột, thời gian ủ bệnh ngắn dưới 7 ngày; có thể có triệu chứng nhiễm độc, thường có sốt; gây biến chứng suy dinh dưỡng viêm đa khớp

Xử trí bệnh lỵ trực khuẩn bằng cách để bệnh nhân nằm yên, theo dõi, cách ly, xử lý và tẩy uế phân thải. Bổ sung nước bằng đường uống và đường tĩnh mạch; sử dụng kháng sinh có hiệu lực cao, vi khuẩn chưa đề kháng; đồng thời phát hiện và điều trị các biến chứng nếu có xảy ra.

Bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Escherichia coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E-coli) sống trong ruột của người và các loại động vật. Hầu hết các chủng của vi khuẩn để vô hại hoặc gây nên bệnh tiêu chảy trong thời gian ngắn; chúng thường hay gây bệnh cho khách du lịch đến các nước đang phát triển với môi trường bị ô nhiễm. Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy có 5 chủng khác nhau. Chủng gây bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh với triệu chứng tiêu chảy phân lỏng như nước, thời gian ủ bệnh từ 2 - 12 ngày; đối với thể nặng có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ trong khoảng thời gian 12 giờ.

Nguồn mầm bệnh được thải ra từ phân người và các loại động vật có thể gây nhiễm bẩn mặt đất và mặt nước; kể cả nước ở các dòng sông suối, ao hồ và nước dùng để tưới cho cây trồng; nếu uống nước hay vô tình nuốt phải nguồn nước mang mầm bệnh không được xử lý vệ sinh có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Escherichis coli. Mặc dù hệ thống nước công cộng đã sử dụng chất chlor, ánh sáng tử ngoại hoặc ozon để diệt vi khuẩn nhưng trên thực tế vẫn ghi nhận một số vụ dịch có liên quan đến nguồn nước ở thành phố bị ô nhiễm. Nguồn nước giếng đào bị nhiễm khuẩn cũng là vấn đề cần được quan tâm. Một số người có thể bị nhiễm bệnh khi bơi lặn trong các hồ bơi, ao hồ bị ô nhiễm mầm bệnh từ phân người và các loại động vật.

Vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi người lớn kể cả trẻ em không thực hiện việc rửa tay đúng phương pháp bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nhân viên ở các nhà hàng, quán ăn mang mầm bệnh không chấp hành việc rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh có thể lây nhiễm vi khuẩn qua các loại thực phẩm gây bệnh cho khách hàng. Thực tế cũng ghi nhận có những trường hợp bệnh phát triển ở đối tượng trẻ em sau khi cho các em đến thăm các vườn thú bị ô nhiễm.

Bất cứ người nào khi tiếp xúc với vi khuẩn Escherichia coli đều có thể bị mắc bệnh nhưng một số đối tượng có nhiều khả năng nhiễm bệnh với các yếu tố rủi ro như: trẻ em,

người cao tuổi; người suy yếu hệ thống miễn dịch; ăn bánh mì thịt nguội sữa tươi chưa tiệt trùng, nước táo rượu táo, chế phẩm từ sữa tươi mang mầm bệnh; người phẫu thuật dạ dày để thu hẹp diện tích làm giảm acid dạ dày diệt vi khuẩn giúp cho vi khuẩn phát triển...

Các chủng vi khuẩn Escherichia coli thường gây bệnh tiêu chảy thông thường, riêng chủng 0157:H7 gây xuất huyết đường ruột cần được quan tâm. Biện pháp xử trí điều trị được thực hiện như các bệnh tiêu chảy khác là bổ sung nước, chống nhiễm trùng, làm giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Trong tất cả các trường hợp, chú ý việc nghỉ ngơi, uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước và mệt mỏi. Một vấn đề cần ghi nhớ là tránh dùng các thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể làm giảm hoạt động hệ tiêu hóa chặn đứng việc loại bỏ các độc tố ra ngoài qua phân thải.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật