Các bệnh hay mắc và cách chăm sóc sức khỏe trong mùa thi
5 dấu hiệu dạ dày của bạn đang kêu gào thảm thiết, cần đi khám ngay lập tức
5 dấu hiệu bất thường trên mặt chứng tỏ dạ dày đang "kêu cứu"
Các bệnh dễ mắc vào mùa thi
Có một thực tế là học sinh trong thời kỳ ôn thi cuối năm dễ mắc bệnh và hay bị mệt mỏi. Tại sao vậy?
Dịp ôn thi cuối năm học thường là vào mùa hè nắng nóng. Việc đi lại ngoài trời nắng đã làm các em mệt mỏi vì ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối, giảm sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng làm cho các em biếng ăn chỉ uống nước nhiều nên đến bữa càng ngại ăn cơm. Khi sức đề kháng bị giảm sút, cơ thể dễ mệt mỏi, trong khi ăn uống không đầy đủ các chất, đặc biệt là thiếu chất đạm thiếu các vitamin và khoáng chất như vitamin C vitamin A vitamin E, sắt, kẽm kali
Mặt khác, các em lại phải học nhiều, thức quá khuya và phải dậy sớm nên thời gian ngủ ít dẫn đến cơ thể bị thiếu ngủ dễ mệt mỏi suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh Từ đây kết quả học tập giảm sút, học lâu thuộc và rất mau quên. Các em lại ít vận động, ít hoặc không tập thể dục nên dễ bị thiếu dưỡng khí cũng sẽ làm giảm sức đề kháng và mau mệt mỏi. Nếu các em sử dụng quạt máy hay máy lạnh ở nhiệt độ thấp (16 - 220C) tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng lạnh và bên ngoài làm cơ thể học sinh không thích nghi kịp nên dễ nhiễm lạnh luồng gió từ quạt máy thổi trực tiếp liên tục vào người sẽ làm khô mũi họng nên dễ gây viêm
Đối với những học sinh bỏ bữa sáng vào tiết cuối của buổi học dễ bị hạ đường huyết gây hoa mắt, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi có khi ngất xỉu lạnh tay chân. Gặp trường hợp này, cần nhanh chóng cho học sinh đó uống một hộp sữa tươi có đường, hoặc cốc nước trà đường, ăn 1 - 2 cái kẹo... Phòng tránh hạ đường huyết bằng cách không bỏ bữa sáng và ăn các bữa phụ.
Bệnh đau dạ dày: do học sinh ăn uống không điều độ, ăn trong tình trạng căng thẳng tinh thần bởi lo học và thi, thường nhai không kỹ và không thư giãn khi ăn, làm dịch vị không tiết ra đầy đủ để tiêu hóa thức ăn; học căng thẳng thì càng đau Muốn tránh bệnh này, học sinh cần ăn uống làm nhiều bữa theo nguyên tắc “không để quá đói, không ăn quá no”. Học sinh nên mang theo các loại thức ăn nhanh như: sữa tươi, sữa chua, bánh mì, trái cây, khoai củ, bánh kẹo xúc xích để ăn khi giải lao giữa các tiết học.
Các biện pháp bồi bổ sức khỏe để học và thi tốt
Để giúp các em học sinh khỏe mạnh tập trung học và thi tốt, các bậc cha mẹ cần chăm sóc cho các em ăn, nghỉ, sinh hoạt như sau:
Ăn ngày 3 bữa chính: sáng, trưa, tối, với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là đạm, đường, béo vitamin và khoáng chất. Nhóm chất đạm gồm thịt, cá trứng sữa tôm, cua, nghêu sò... Nhóm chất đường chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu bánh mì bánh quy, kẹo... Nhóm chất béo là dầu thực vật để chế biến thức ăn và chất béo trong cá và thủy hải sản. Nhóm vitamin và khoáng chất chủ yếu có trong rau củ, trái cây, thịt, cá. Trong những ngày hè nắng nóng, cần cho các em uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước ép trái cây tươi như nước cam chanh nho bưởi đu đủ bơ dưa hấu lê, táo... Khi các em ra nhiều mồ hôi có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước và muối rất tốt. Để cho các em dễ uống có thể vắt chanh cam và thêm vài thìa đường vào nước oresol Ngoài 3 bữa chính, khi các em đi học, cha mẹ nên chuẩn bị các thức ăn nhanh để cho con ăn bữa phụ sau các tiết học như: sữa chua sữa tươi, bánh kẹo, chè khoai, chè đậu đen trái cây, xúc xích...
Người lớn và chính bản thân các em học sinh không nên cho các em uống nước trà đặc, cà phê để thức khuya học bài. Vì trà và cà phê có chất caffeine kích thích thần kinh làm cho các em không buồn ngủ và rất khó ngủ Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ suy nhược thần kinh và giảm trí nhớ
Các em học sinh cấp 2 - 3 cần được ngủ đủ từ 7 - 8 giờ mỗi ngày, còn học sinh mẫu giáo và cấp 1 cần ngủ nhiều hơn là khoảng 9 - 10 giờ. Nếu em nào thích học khuya thì cho ngủ sớm để đêm dậy học. Cha mẹ và người thân nên bố trí cho các em được ngủ trưa từ 20 - 30 phút.
Việc tập thể dục rất cần để đảm bảo sức khỏe cho học sinh học và thi tốt. Các em có thể tập vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc tranh thủ thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học để tập một số động tác thể dục, hít thở không khí trong lành để giúp thư giãn, chống mệt mỏi.
Những gia đình có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ, chỉ nên để nhiệt độ từ 26 - 280C là tốt nhất. Khi học hay ngủ, không nên để quạt điện quạt thẳng vào đầu, hay mặt các em để tránh bị cảm lạnh hay khô họng dễ bị viêm nhiễm.
Khi đi lại ngoài trời nắng, các em cần đội nón mũ rộng vành, mặc áo chống nắng và luôn uống nước đầy đủ để chống say nắng và say nóng.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:06 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:07 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:00 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:01 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:05 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:05 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:08 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:02 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:02 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:04 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023