Cảnh báo: Mùa nắng nóng này nhiều bệnh có thể trở thành dịch

Nắng nóng với nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi làm cho các mầm bệnh virut, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có cơ hội sinh sôi phát triển. Mặt khác nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, mất nước, sức đề kháng suy giảm vì thế mà cơ thể rất dễ mắc các bệnh, đặc biệt một số bệnh cấp tính có thể gây thành dịch, thành bệnh mạn tính hay để lại các di chứng nặng nề.

Mùa nóng dễ mắc bệnh – vì sao?

Nắng mùa hè chứa nhiều tia cực tím (UV- ultra violet) cùng với nhiệt độ cao làm tăng áp lực lên sọ não, dẫn đến căng thẳng giãn mạch não gây nhức đầu mỏi mắt dễ mắc say nắng say nóng. Thời tiết oi bức, độ ẩm cao tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể sẽ tăng cường hoạt động để thải nhiệt, gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng cơ thể, đặc biệt là những vùng khó thoát mồ hôi như kẽ tay, chân, bẹn rất dễ mắc các bệnh da Nắng nóng làm cơ thể bị mất nước khiến niêm mạc mũi họng bị khô, dễ tổn thương nên vi khuẩn virut có thể xâm nhập gây bệnh đường hô hấp

Cùng với việc sử dụng các thiết bị làm mát không đúng gây tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị ô nhiễm và ôi thiu nhanh. nếu không cẩn thận rất dễ bị ngộ độc thức ăntiêu chảy đặc biệt là khi nhiệt độ cao trên 37oC kéo dài. Trời quá nóng hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi, gây chán ăn đầy bụng khó tiêu tim làm việc nhiều và nhanh hơn làm cho mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Nếu không bổ sung nước kịp thời, trong khi mồ hôi thoát ra nhiều, máu có thể bị cô đặc sánh lại, dòng máu bị ứ trệ sẽ gây thiếu oxy bất tỉnh hay đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn các bệnh say nắng, say nóng, bệnh viêm phổi bệnh tim mạch bệnh tay chân miệngcác bệnh về da… cũng rất thường gặp.

Mùa hè đồng nghĩa với việc các em được nghỉ học, được vui chơi thỏa thích, nhưng trẻ con lại thường hiếu động, không làm chủ được hết hành vi của mình nên có nguy cơ cao gặp phải các tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích trong mùa hè thường gặp nhất là đuối nước, đặc biệt trẻ em ở các vùng nông thôn, nơi có hệ thống ao hồ, sông ngòi dày đặc. Bên cạnh đó, các nguy cơ khác như tai nạn giao thông tai nạn sinh hoạt như chấn thương, bỏng, súc vật cắn, điện giật, ngộ độc các loại... cũng thường xảy ra đối với trẻ mà người lớn không thể kiểm soát hết được.

Bệnh có khả năng phát triển thành dịch

Bệnh tiêu chảy cấp: Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ thương hàn tả...) hoặc virut nấm ký sinh trùng đường ruột. Bệnh rất dễ lây và nhanh chóng phát triển thành dịch. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa gây nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước và các chất điện giải rất nguy hiểm tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước để nhanh chóng bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol nước cháo … truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy

Bệnh viêm não, màng não: viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao đau đầu nôn, rối loạn ý thức co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Việc phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch.

Sốt xuất huyết: Đối với sốt xuất huyết bệnh thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch sốt xuất huyết Nên nghi ngờ bị sốt xuất huyết khi có sốt cao đột ngột 39 – 40oC liên tục trong 2 - 3 ngày, sau đó có thể chảy máu cam chảy máu chân răng chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể nôn ra máu đại tiện ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh tiểu ít hoặc không tiểu cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu. Trong sốt xuất huyết lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc trẻ bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm.

Bệnh sốt virut: Dịch sốt virut có thể xảy ra với các biểu hiện sốt cao đau mỏi người đau đầu có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi sổ mũi ho Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virut rubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng về thần kinh hô hấp để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng: Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virut đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Loại virút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virut nhưng không phải tất cả những người nhiễm virut đều biểu hiện bệnh. Trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh vì chúng chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virut gây bệnh, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virut khác gây nên. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt đau họng và nổi ban có bọng nước. Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng nước bọt chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh.

Bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu do một loại virut mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang virut thủy đậu nói hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các virut đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải virut, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2 -3 tuần.

Phòng bệnh

Đối với trẻ em, việc phòng bệnh mùa nắng nóng rất cần thiết không chỉ ở nhà mà cả đối với trẻ ở trường mầm non. Nguyên tắc phòng bệnh cho trẻ là chú ý vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm là những việc hết sức quan trọng. Mùa nóng dễ làm thức ăn ôi thiu, môi trường ô nhiễm gây bệnh đường tiêu hóa do đó, ăn chín uống sôi là tiêu chí cần đặt lên hàng đầu. Đảm bảo chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, bổ sung thêm các loại hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước.

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt là sự lựa chọn tốt nhất, vì ngoài lượng vitamin C dồi dào, chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch chống lại các chứng bệnh thường xảy ra trong những ngày hè. Một số bệnh đã có vaccine phòng ngừa, cần tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Trong dịp hè, cần đặc biệt lưu ý không cho trẻ chơi ngoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Chú ý cho trẻ uống bù nước, chuẩn bị nước uống sạch cho trẻ khi đi học, đi chơi

Để phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em thì việc quan tâm đến trẻ phải được ưu tiên hàng đầu ở ngay trong mỗi gia đình và cộng đồng. Mọi sinh hoạt của con trẻ phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời phải sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách khoa học, gọn gàng, đề phòng điện giật, bỏng, ngã, vật nhọn đâm vào trẻ… Đối với người cao tuổi, nên bổ sung nước vitamin C ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng với thời tiết khắc nghiệt, nên có chế độ làm việc vừa phải, tránh căng thẳng và duy trì tập thể dục thường xuyên và phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật