Thai nghén và những bệnh gan ở phụ nữ có thai thường gặp

Thai nghén là tình trạng sinh lý tự nhiên, song việc mang thai và sinh con không phải bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió. Các cơ quan nội tạng của người mẹ đặc biệt là tim, gan, phổi, thận... phải đảm nhiệm thêm trọng trách vì thai nhi đang phát triển thông qua cơ thể của người mẹ.

Bệnh gan ở phụ nữ có thai

1. Bệnh ứ mật tại gan

Đó là tình trạng mật bị ứ lại trong gan ngấm vào máu rồi ngấm vào da, gây ra triệu chứng ngứa và vàng da Tỉ lệ căn bệnh này khoảng dưới 1%. Nó có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và thường bắt đầu xảy ra vào thai kì thứ 2 hoặc thứ 3.

Ngứa da thường gặp nhất ở lòng bàn tay bàn chân Một số người có thể bị ngứa toàn thân Triệu chứng ngứa tiến triển càng lúc càng nhiều làm bệnh nhân mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày vàng da xảy ra khoảng 10 - 20% số người bị căn bệnh này Nguyên nhân của bệnh chưa được hiểu rõ có thể do yếu tố di truyền tăng nhạy cảm với estrogen Bệnh thường gặp hơn ở người sinh đôi hoặc đa thai do tăng nội tiết tố Khoảng 50% số bệnh nhân bị ứ mật thai kỳ có tiền căn gia đình

Khám thai định kỳ để phát hiện bệnh gan ở phụ nữ có thai

Khám thai định kỳ để phát hiện bệnh gan ở phụ nữ có thai

Tiên lượng cho mẹ tốt. Triệu chứng tự biến mất khoảng 2 ngày sau sinh. Tuy vậy, khoảng 60 - 70% số bệnh nhân sẽ bị lại bệnh này khi mang thai lần tới và nguy cơ bị ngứa da khi dùng thuốc ngừa thai. Song bệnh này lại có thể ảnh hưởng tới thai nhi Khoảng 60% số bà mẹ bị căn bệnh này có nguy cơ sinh non trước 37 tuần. Trẻ sinh non có nguy cơ trên sức khỏe tổng quát suốt thời kì sơ sinh và sau đó. Một số trẻ chết lúc mới sinh. Bệnh này cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu với tỉ lệ nhỏ (1 - 2%) suy thai

Do vậy, cần theo dõi thai nhi cẩn thận với siêu âm và đo tim thai. Nếu bất thường có thể cần đề nghị sinh sớm để giảm nguy cơ thai chết lưu. Có thể chọc ối tuần thứ 36 để xem phổi thai nhi có phát triển đầy đủ không; nếu phổi thai nhi bình thường có thể tự thở, có thể kết thúc thai kì vào tuần thứ 36 đến tuần thứ 38 để phòng ngừa thai chết lưu vitamin K nên sử dụng vì nguy cơ xuất huyết sau sinh tăng cholestyramine và ursodeoxycholic acid làm giảm triệu chứng ngứa da và điều chỉnh một số rối loạn chức năng gan

2. Hội chứng HELLP

HELLP là từ viết tắt của hemolysis (tán huyết), elevated liver enzymes (tăng men gan) và low platelet (giảm tiểu cầu). Hội chứng xảy ra ở 10% số bệnh nhân mang thai bị tiền sản giật nặng. Ở người bị tiền sản giật nặng, khi thấy tiểu cầu giảm <100.000/mm3 nên xem phết máu ngoại biên và xét nghiệm. Triệu chứng của hội chứng HELLP thường xảy ra vào thai kỳ thứ 3, mặc dù hội chứng có thể bắt đầu sớm hơn.

Hội chứng HELLP xảy ra ở 10% số bệnh nhân mang thai bị tiền sản giật nặng

Hội chứng HELLP xảy ra ở 10% số bệnh nhân mang thai bị tiền sản giật nặng

Triệu chứng cũng có thể xuất hiện trong 48 giờ đầu sau sinh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau thượng vị hoặc hạ sườn phải buồn nôn hoặc nôn ói mệt mỏi nhức đầu Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng HELLP có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi Trên người mẹ, bệnh có thể gây hư hại gan nghiêm trọng, hiếm hơn có thể gây vỡ gan suy thận rối loạn đông máu đột quỵ và tử vong. Khi người mẹ bị những biến chứng nghiêm trọng, thai nhi sẽ nguy hiểm tính mạng.

Hội chứng HELLP làm tăng nguy cơ nhau bong non trước khi sinh, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi cũng như tăng nguy cơ sinh non

Điều trị bệnh bằng cách kiểm soát huyết áp truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu < 20.000mm3 hoặc 40.000mm3 kèm theo rối loạn cầm máu Chấm dứt thai kì ngay để phòng ngừa những biến chứng nặng. Nếu thai kì dưới 34 tuần, có thể trì hoãn khoảng 48 giờ để điều trị người mẹ bằng corticoides thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình trưởng thành của phổi thai nhi và phòng ngừa biến chứng sinh non

Một số đề nghị dùng corticoides liều cao để cải thiện triệu chứng của người mẹ. Sau khi sinh, những bất thường về gan và huyết học sẽ mất đi sau vài ngày. Bệnh nhân bị hội chứng HELLP có nguy cơ <5% bị lại hội chứng này trong những lần mang thai khác, nhưng những người này lại bị tăng những nguy cơ khác như: tiền sản giật nhau bong non và sinh non.

3. Gan nhiễm mỡ cấp trên người mang thai

Gan nhiễm mỡ cấp trên người mang thai là một bệnh lí hiếm gặp và xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì. Nguyên nhân chưa được hiểu rõ, có thể do yếu tố di truyền thiếu các enzyme cần thiết cho việc chuyển hóa chất mỡ của thành phần ty thể trong tế bào gan. Vì vậy, chất mỡ bị đọng lại với một số lượng nhiều bất thường bên trong tế bào gan dẫn đến gan bị viêm và thoái hóa mỡ.

Gan nhiễm mỡ cấp trên người mang thai là một bệnh lí hiếm gặp và xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì

Gan nhiễm mỡ cấp trên người mang thai là một bệnh lí hiếm gặp và xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì

Khi một số lượng lớn tế bào gan bị hoại tử ồ ạt sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan. Triệu chứng thường bắt đầu xảy ra vào thai kì thứ 3 và tương tự như triệu chứng của hội chứng HELLP. Đau thượng vị hoặc hạ sườn phải buồn nôn hoặc nôn ói mệt mỏi nhức đầu, vàng da.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê suy thận rối loạn đông máu và tử vong Do sau khi sinh bệnh hồi phục tự nhiên nên thai nhi cần được sinh ra càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Săn sóc hậu sản bao gồm theo dõi tình trạng đông máu đường huyết suy thận, rối loạn chức năng gan. Những người mẹ mang yếu tố gen liên quan đến việc thiếu khả năng oxid hóa chất mỡ có nguy cơ gan bị nhiễm mỡ trở lại trong những lần mang thai khác.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật