Những ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn?
3 hiện tượng sau ăn có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày, đừng chủ quan bỏ qua
70% người Việt có "thủ phạm" gây ung thư dạ dày trong cơ thể, làm thế nào để phòng bệnh?
Theo các chuyên gia của Tập Đoàn Y Tế Singapore (Singapore Medical Group) tại Tp HCM bệnh ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 4 trên khắp thế giới với 930.000 ca được chẩn đoán trong năm 2002. Đây là một bệnh với tỷ lệ tử vong cao ( khoảng 800.000 ca mỗi năm) là nguyên nhân tử vong do ung thư cao thứ hai trên thế giới sau ung thư phổi
Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản phổi hạch bạch huyết và gan bệnh ung thư dạ dày phổ biến hơn ở nam giới và ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì ung thư dạ dày của nước ta cao gấp 4 – 5 lần so với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Philippines.
Để phòng tránh và phát hiện sớm căn bệnh này, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về việc phòng bệnh và những dấu hiệu thường gặp có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày để có biện pháp can thiệp y tế sớm nhất.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Tập đoàn Y tế này cũng cho hay, nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày là nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột (intestinal metaplasia) và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh.
Cụ thể hơn, H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày nhưng chỉ có ở 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này. Khoảng 10% các ca có liên quan đến yếu tố di truyền. Ở Nhật Bản và các nước khác, sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử làm thức ăn cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng nguyên nhân chưa được làm rõ.
Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
- Người uống rượu bia hút thuốc lá thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày Vì thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.
- Người bị viêm loét dạ dày mãn tính, người có các khối u lành tính (gọi là các polip) thường có nhiễm trùng vi khuẩn HP trong ổ loét có thể bị ung thư dạ dày với tần suất cao hơn.
- Người có thói quen ăn uống xấu như ăn nhiều thịt nướng, dưa cà muối có nguy cơ ung thư dạ dày do cơ thể tích lũy nhiều độc chất gây ung thư
- Người trên 50 tuổi cũng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Những người trẻ nếu mắc ung thư dạ dày thì rất nguy hiểm do nhanh tái phát và di căn.
Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, hoặc đã phát hiện vào gia đoạn cuối. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:
Triệu chứng sớm:
- Khó tiêu hoặc chứng ợ chua.
- Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt.
Triệu chứng muộn:
- Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên.
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy hay táo bón
- Đầy bụng sau khi ăn.
- Giảm cân.
- Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu
- Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu.
Phòng tránh bệnh ung thư dạ dày
- Hạn chế thực phẩm muối như cá muối, dưa cà muối, bởi chúng có chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
- Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao hay đồ ăn chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần vì có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene.
- Không ăn những thực phẩm nấm mốc như gạo, ngô đậu phộng mốc vì có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
- Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Không nên ăn quá mặn.
- Ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất xơ tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:01 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:06 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023