Viêm phổi trẻ em, tất tần tật những điều bạn cần biết

Viêm phổi là tình trạng vi khuẩn hoặc virut gây viêm nhu mô phổi với các thể lâm sàng như: Viêm phế quản phổi; viêm phổi thuỳ; viêm phế quản và áp xe phổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm có đến 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó nguyên nhân hàng đầu là viêm phổi (chiếm tới 35%), kế đến là tiêu chảy (22%). Ở nước ta, tỷ lệ tử vong trẻ em hàng đầu cũng là viêm phổi, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân.

Đặc điểm giải phẫu sinh lý và bệnh lý bộ máy hô hấp trẻ em

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đường hô hấp hẹp nên sức cản hô hấp cao, mao mạch lớp dưới niêm mạc nhiều nên khi viêm dễ phù nề nhiều xuất tiết dẫn đến tắc hẹp. Đường hô hấp ở trẻ ngắn nên khi viêm dễ lan toả rộng và lan xa nhanh vì thế bệnh diễn tiến nhanh và nặng. Mặt khác, do phế nang ít về số lượng nên khi thở, hầu hết phế nang đều hoạt động.

Trong khi đó, do nhu cầu oxygen/kg của trẻ em cao hơn so với người lớn. Khi bình thường nhịp thở của trẻ em đã cao hơn người lớn, và khi bị viêm phế nang, để bù trừ, cơ thể trẻ phải tăng nhịp thở nhiều hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài mãi, sẽ làm cho trẻ  bị kiệt sức suy hô hấp và ngưng thở, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.  

Các cơ hô hấp yếu, xương sườn mềm và sắp xếp nằm ngang nên sự giãn thể tích lồng ngực ra phía trước và phía trên không đáng kể, trẻ thở chủ yếu bằng cơ hoành Trung tâm điều hoà hô hấp còn non kém nên trẻ sơ sinh có cơn ngưng thở tự nhiên và trẻ dưới 6 tuổi dễ bị ức chế bởi một số thuốc như thuốc an thần thuốc ngủ thuốc ho thuốc gây mê á phiện … Ở trẻ lớn trên 5 tuổi, khả năng bị nhiễm trùng phổi giảm nhiều, nếu có thì sự lan toả không cao hoặc khu trú ở phân thuỳ hoặc ở thuỳ phổi. Các biến chứng ngưng thở suy hô hấp cũng ít gặp. Tỉ lệ nhập viện do suy hô hấp ở lứa tuổi này trở đi cũng giảm hẳn.  

Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi

Do virus:  Đây là nguyên nhân chính gây viêm phổi trẻ em (80-85%), lây bằng các hạt chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh hoặc lây do tiếp xúc trực tiếp. Đứng hàng đầu là virus đường hô hấp như virus hô hấp hợp bào (RSV), á cúm, cúm… với đặc điểm lây lan nhanh theo đường hô hấp có thể thành dịch, xảy ra theo mùa.

Do vi khuẩn:  Nhìn chung vi khuẩn gây viêm phổi trẻ dưới 6 tuổi theo thứ tự thường gặp là: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. Aureus...

Ngoài ra viêm phổi có thể gặp do hít sặc thức ăn, chất nôn hóa chất dầu hôi... Viêm phổi nặng thường có suy hô hấp độ II, III, hội chứng nhiễm trùng nặng, hội chứng nhiễm độc.

Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc và bệnh càng nặng, thời tiết nóng lạnh giao mùa trẻ đẻ non yếu, suy dinh dưỡng bị dị tật (hở hàm ếch tim bẩm sinh, hội chứng Down…), điều kiện vệ sinh, điều kiện môi trường xấu (khói, khói thuốc lá bụi, khí độc, nhà ở tối tăm chật hẹp…), môi trường đông đúc, chật chội dễ lây nhiễm (nhà trẻ, trường học, gia đình…) là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh viêm phổi.

Biểu hiện bệnh

Ở giai đoạn khởi phát bệnh biểu hiện với triệu chứng nhiễm trùng hô hấp bao gồm: sổ mũi nghẹt mũi ho khan sốt, giảm bú mệt mỏi giảm hoạt động, quấy khóc. Trẻ có thể rối loạn tiêu hoá như: nôn, ọc sữa chướng bụng tiêu chảy Tại phổi có thể chưa phát hiện triệu chứng gì đặc biệt.

Ở giai đoạn toàn phát, triệu chứng hô hấp với các biểu hiện:  ho   ban đầu ho khan, sau có đờm trẻ nhỏ hoặc trẻ yếu có khi không ho hoặc ho ít.

Dấu hiệu thở nhanh: trẻ dưới 2 tháng thở ≥ 60 lần/phút, từ 2 tháng đến 1 tuổi ≥ 50 lần/phút, từ 1 tuổi đến 5 tuổi ≥ 40 lần/phút. Đây là phản ứng bù trừ, cơ thể tăng nhịp thở và không thể tăng mãi; nếu không điều trị kịp thời và đúng mức, bệnh không cải thiện, trẻ sẽ suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại và ngưng thở. Các triệu chứng về hô hấp là rất có giá trị chẩn đoán, nhưng nhiều khi lại biểu hiện không rõ ràng ở trẻ nhỏ.

Nếu trẻ có các dấu hiệu tím tái da niêm, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm trên ức, phập phồng cánh mũi, thở rên… là những biểu hiện bệnh nặng.

Ngoài ra còn có những biểu hiện đi khác đi kèm như:  Viêm cơ, nhọt da viêm xương viêm tai giữa viêm amidan viêm thanh thiệt, viêm màng ngoài tim…

 Viêm phổi trẻ em, không nhất thiết chờ kết quả cận lâm sàng, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì diễn tiến thường tốt và khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Nếu trẻ đến muộn hoặc điều trị không đúng mức, nhất là trẻ dưới 12 tháng, thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.

Chẩn đoán

Đối với trẻ dưới 2 tháng, chỉ cần thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực sâu, hoặc nếu trẻ có một trong các dấu hiệu thở rên, cánh mũi phập phồng, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ co giật ngủ li bì khó đánh thức, sốt, hạ thân nhiệt…, là trẻ có khả năng nhiễm khuẩn nặng, trong đó có viêm phổi nặng. Trẻ  ho hoặc khó thởnhịp thở nhanhtrẻ bị viêm phổi mặc dù không có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, còn nếu không có dấu hiệu thở nhanh là trẻ không bị viêm phổi.

Khi trẻ có biểu hiện viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng, rất cần được điều trị nội trú tại bệnh viện Đa số trẻ em viêm phổi không xác định được tác nhân gây bệnh, vì vậy trong thực tế không cần chờ kết quả cận lâm sàng mới bắt đầu điều trị.

Điều trị viêm phổi

Nếu trẻ chưa được điều trị kháng sinh thì kháng sinh ban đầu được chọn là 1 trong 2 loại:

Amoxicillin, uống, dùng trong 5 ngày, hoặc Trimethroprim-Sulfamethoxazol, uống, dùng trong 5 ngày. Hẹn khám lại ngay bất cứ lúc nào khi trẻ có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc thở nhanh hơn mệt hơn hoặc bệnh nặng hơn, nếu không có diễn biến gì đặc biệt có thể khám lại sau 2 ngày điều trị. Sau hai ngày, nếu tình trạng trẻ tốt hơn thì tiếp tục điều trị đủ 5 ngày, nếu tình trạng không thay đổi, dùng loại kháng sinh thứ 2, dặn 2 ngày tái khám hoặc chuyển viện.

Đối với trường hợp viêm phổi nặng, ở tuyến cơ sở:  Cho 1 liều kháng sinh thích hợp, tiêm hoặc uống nếu còn uống được và chuyển gấp lên tuyến trên. Ở cơ sở điều trị nội trú cần điều trị theo 4 nguyên tắc là hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, điều trị hỗ trợ khác và điều trị biến chứng.

Hỗ trợ hô hấp bằng cách cho thở oxy khi trẻ tím tái hoặc SaO2 < 90% hoặc thở nhanh trên 70 lần/ phút hoặc rút lõm lồng ngực nặng. Thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi) khi thất bại với thở oxy.

Kháng sinh đối với phế cầu, thuốc được lựa chọn là Penicillin G, nếu không có tác dụng, thay bằng Ceftriaxon hoặc Cefotaxim hoặc Vancomycin. Đối với vi khuẩn H. influenzae: dùng Cefotaxim hoặc Ceftriaxon hoặc Ampicillin nếu còn nhạy cảm (tiêm 7 ngày sau đó uống đủ 14 ngày).

 Đối với tụ cầu: dùng Methicillin hoặc Nafcilin hoặc Cefazolin hoặc Clindamycin hoặc Vancomycin nếu kháng Methicilin, điều trị trong 4 tuần.

Trên thực tế không dễ dàng xác định được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virut, cho dù đa số trường hợp (80-85%) viêm phổi ở trẻ em là virut, nhưng vì tỉ lệ trẻ bị bội nhiễm rất cao  nên kháng sinhthuốc đươc sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm phổi và viêm phổi nặng.

Đối với điều trị hỗ trợ khác cần tăng cường về dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng hạ sốt giãn phế quản giảm ho vật lí điều trị…

Ngoài ra cần điều trị nếu có biến chứng tràn dịch màng phổi tràn khí màng phổi áp xe phổi, xẹp phổi…

Phòng bệnh

Vì lây truyền bằng đường hô hấp nên tác nhân gây viêm phổi phát tán từ người sang này người khác rất nhanh, dễ biến thành dịch hoặc đại dịch.

Cần chăm sóc sức khoẻ sản phụ, hạn chế các trường hợp sinh non thiếu cân. Bảo đảm vệ sinh vô trùng khi sinh và chăm sóc sơ sinh Trẻ được bú mẹ sớm ăn dặm tránh suy dinh dưỡng

Tiêm chủng đầy đủ, trẻ được sống ở môi trường trong lành, không bụi khói độc hại, nhang trừ muỗi, thuốc lá, tránh khí độc, ô nhiễm, nơi ở tối tăm chật chội ẩm thấp… Tránh tối đa nguồn lây, tiêm phòng (cúm, á cúm, thuỷ đậu, HiB, phế cầu…).

 Viêm phổi trẻ em là bệnh rất thường gặp, là bệnh chữa được nếu đến bác sĩ sớm và chẩn đoán điều trị đúng, trái lại, bệnh dễ dẫn tới tử vong nếu trẻ đến muộn hoặc không được điều trị đúng mức.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật