Món ăn cho người viêm phổi nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày

Trong điều trị viêm phổi, cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho.

Trong điều trị viêm phổi, cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Nên ăn thức ăn loãng, uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho.

Triệu chứng chung của viêm phổi thường gặp là khó thở thở nhanh, hơi thở ngắn đau ngực ho dai dẳng ho khan hoặc có đàm (đặc hoặc loãng, có khi dính máu), người mệt mỏi nghe phổi có tiếng ran. Trường hợp viêm phổi do nhiễm khuẩn thường có sốt nhức đầu đau cơ giống như bị mắc bệnh cúm

Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Không tự ý uống thuốc giảm ho vì ho chính là phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp thông được đường thở. Chỉ dùng thuốc giảm ho khi có chỉ định của thầy thuốc

Trong sinh hoạt, cần lưu ý tránh những tác nhân gây bệnh. Nhà cửa luôn giữ vệ sinh, sạch sẽ, không để khí độc khói bụi xâm nhập vào nhà. Khi nằm quạt (nhất là với trẻ em), chỉ nên bật số nhỏ, thổi nhẹ, không thổi trực tiếp vào người, cửa sổ nên mở thoáng mát.

Nếu sử dụng máy lạnh thì nên điều chỉnh khoảng cách nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà chênh nhau 8 - 10 độ C để cơ thể có thể thích ứng được. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước ăn uống đầy đủ tăng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

1. Giai đoạn khởi phát: từ 1 - 2 ngày

Triệu chứng thường gặp: sốt, sợ lạnh, ra ít mồ hôi hoặc không ra mồ hôi nhức đầu, ho, đàm ít, miệng khô khát hơi thở ngắn gấp, ngực đau rêu lưỡi trắng mỏng, lưỡi đỏ.

Trong giai đoạn này, nên thường xuyên dùng các loại thực phẩm có tác dụng phát tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi giải độc như kinh giới bạc hà húng chanh húng quế lá xương sông, hành tươi, khế, lê, cần tây, chanh…

Một số món ăn nên dùng:

Cháo bạc hà

Bạc hà khô 15g (tươi 30g), gạo 100g, đường phèn vừa đủ.

Trước tiên nấu bạc hà để lấy nước, bỏ bã (nấu khoảng 2 phút, không nấu lâu). Gạo vo sạch, nấu với lượng nước vừa đủ thành cháo, chờ khi cháo chín, nêm đường phèn và nước thuốc bạc hà, nấu lại cho sôi gấp là được.

Dùng ăn khi còn ấm, chia mỗi ngày ăn 2 lần.

Cháo sung

Sung chín tươi 50 - 100g, gạo tẻ 50 -00g.

Sung rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Gạo vo sạch, để ráo. Hai thứ đem nấu với lượng nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Cháo gạo lứt, rau chân vịt (bó xôi), rau cần

Gạo lứt 80g rau chân vịt 250g rau cần tây 250g. Rau chân vịt, rau cần rửa sạch, cắt khúc, gạo vo sạch. Nấu gạo thành cháo, bỏ hai thứ rau trên vào nấu sôi thêm 10 phút là được.

2. Giai đoạn toàn phát

Thường có các triệu chứng: sốt cao, không ra mồ hôi ho ra đờm vàng, hoặc có dính máu, miệng khô khát khó thở cánh mũi phập phồng đau ngực nhiều hơn, rêu lưỡi vàng khô, chất lưỡi hồng.

Trong giai đoạn này, thường xuyên dùng các loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, làm ra mồ hôi, như: diếp cá bí đao rễ tranh, rễ mía lau, kim ngân hoa, bách hợp ngân nhĩ lê, mạch môn (củ lan tiên)…

Một số món ăn nên dùng:

Nấm mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) xào tỏi

Nấm mộc nhĩ trắng 40g tỏi 15g, gừng 5g dầu mè lượng thích hợp.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi; tỏi bỏ vỏ, cắt lát, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ tỏi, gừng, hành vào khử cho thơm, cho nấm vào xào chín là được. Khi dùng rắc ít tiêu xay. Mỗi ngày ăn 1 lần. 

Cháo ngân nhĩ

Gạo tẻ 100g, nấm ngân nhĩ 3 cái, táo đỏ 12 trái, đường phèn 50g.

Gạo vo sạch để ráo nước. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm, cắt bỏ cuống, cắt vụn. Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho gạo, ngân nhĩ, táo đỏ vào, dùng lửa nhỏ nấu trong vòng 30 phút, cho đường phèn vào nấu tan là được.

Cháo gạo lứt, nấm ngân nhĩ

Gạo lứt 80g, nấm ngân nhĩ 10g.

Nấm ngâm nước, bỏ rễ, xé thành sợi, gạo vo sạch. Bỏ tất cả vào nồi, với một lượng nước thích hợp, nấu thành cháo chín nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng vào bữa sáng.

3. Giai đoạn nhiễm độc

Thường có các triệu chứng: sốt cao, vào buổi tối bệnh càng nặng thêm, miệng khô khát nhiều, người vật vã, hơi thở nhanh, gấp, đờm khò khè ho ra máu tay chân co giật có khi mê sảng môi khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô.

Trong giai đoạn này, ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, nên cho người bệnh ăn những món ăn loãng, uống nhiều nước, dùng các thực phẩm có vị ngọt, tính mát, tác dụng lương huyết (làm mát máu), dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận phế, trừ đàm, giải độc, như: diếp ca bí đao rễ tranh, rễ mía lau kim ngân hoa bách hợp ngân nhĩcủ sen mạch môn (củ lan tiên), thiên môn (củ tóc tiên), sinh địa, sứa biển.

Một số món ăn nên dùng

Cháo lê

Cách làm: Gạo tẻ 80g, vo sạch, để ráo nước; lê 1 trái rửa sạch, bỏ hạt, bỏ cuống, xắt hạt lựu.

Cho 1 lít nước vào nồi nấu sôi; cho gạo trắng, lê vào, tiếp tục nấu sôi trở lại, khuấy đều, vặn nhỏ lửa nấu 30 phút là được. Có thể thêm ít đường phèn để ăn. Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng  

Canh sứa, củ năng

Sứa 30 - 50g, củ năng (hoặc cà rốt) 30 - 50g, gia vị các loại.

Sứa rửa sạch, cắt đôi. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm 4. Cho vào nồi đất hoặc nồi thủy tinh, nấu thành canh. Nêm gia vị vừa ăn, để ăn vào lúc đói bụng.

Món này rất tốt cho người bị viêm phổi giãn phế quản ho nhiều đờm.

Canh bí đao nấu tôm

Bí đao (hoặc bí xanh) 400g, tôm đất 200g, hành tím hành lá rau ngò, gia vị: nước mắm tiêu dầu ăn bột ngọt hoặc bột nêm

Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, cắt miếng dày chừng 3 - 4cm. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu (con lớn có thể cắt đôi). Hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím giã dập, băm nhỏ. Ướp tôm với hành tím, ít tiêu, bột ngọt, và nước mắm.

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm, cho tôm đã ướp vào xào qua. Nêm một ít nước lạnh rồi đổ tôm vào một tô để riêng. Đổ nước vào nồi, nêm chút gia vị. Đợi nước sôi, thả bí đao vào. Chờ bí sôi lại lần nữa rồi đổ phần tôm đã xào vào canh. Nêm lại vừa ăn, bắc nồi xuống, múc ra tô, rắc hành ngò xắt nhỏ lên trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật