Sức khỏe sinh sản: Thuốc bổ cho bà bầu - Loại nào là tốt nhất?

Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu dưỡng chất mà cơ thể người phụ nữ cần tăng lên đến 150%. Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được các thai phụ quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế là dù cho có xây dựng một thực đơn bổ dưỡng và hợp lý đến đâu thì cơ thể mẹ cũng nhận được đủ các dưỡng chất cần thiết nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống. Đây là lý do các bác sĩ thường kê đơn bổ sung thuốc bổ cho bà bầu để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé và tăng cường sức khỏe cho mẹ.

Một loại thuốc bổ cho bà bầu tốt nhất cần phải có đủ các chất dinh dưỡng quan trọng sau:

Acid folic

Axít folic là loại vitamin nhóm B có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống hay còn gọi chung là ống thần kinh. Nếu sử dụng theo đúng liều lượng trước và trong suốt thời gian mang thai thì sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên axít folic chỉ có thể có tác dụng này nếu như nó được sử dụng trước khi thụ thai và trong giai đoạn sớm của thai kỳ Ngoài ra, axít folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi chẻ vòm, các dị tật ở tim và chân tay.

Dưới đây là lượng axit folic được khuyến nghị mỗi ngày đối với phụ nữ :

Trong khi bạn đang cố gắng để thụ thai: 400 mcg

Trong ba tháng đầu của thai kỳ : 400 mcg

Trong các tháng còn lại của thai kỳ : 600 mcg

Trong khi cho con bú sữa mẹ : 500 mcg

Hầu hết các thuốc bổ cho bà bầu đều chứa axít folic ở hàm lượng này. Các thai phụ này không nên uống quá 1000 microgram (hay 1 gam) mỗi ngày mà không có ý kiến của bác sĩ.

Sắt

Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt từ chế độ ăn do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai

Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi như nguy cơ sinh non sảy thai thai chết lưu chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Sắt có nhiều trong thịt, cá trứng gan huyết rau xanh. Nên uống 30-60mg sắt/ngày đến tháng thứ 8 của thai kỳ.

Vitamin D:

Nhu cầu vitamin D của thai nhi tăng lên trong nửa sau của thai kỳ, khi sự phát triển xương nổi bật nhất vitamin D giúp điều chỉnh lượng canxi và phosphate trong cơ thể. Không có đủ vitamin D khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú có thể khiến em bé không nhận nhận đủ canxi và phosphate . Điều này có thể gây ra sự kém phát triển xương và răng và trong một số ít trường hợp bé có thể bị còi xương

Trung bình, bạn nên bổ sung khoảng 5 mcg vitamin D (200IU) cho cơ thể trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.

Kẽm

Kẽm là khoáng chất cần thiết có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học của cơ thể phụ nữ mang thai bị thiếu kẽm có thể dẫn đến dị dạng bào thai giảm cân nặng và chiều dài trẻ sơ sinh chậm phát triển tầm vóc và trí tuệ của trẻ sau này, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng Khi thiếu kẽm, bà mẹ mang thai nghén nhiều hơn với các biểu hiện buồn nôn nôn chán ăn mệt mỏi

Phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Canxi

Khi bạn có thai, em bé cần canxi để xây dựng xương và răng chắc khỏe canxi cũng giúp tim dây thần kinh cơ bắp của bé phát triển một cách mạnh khỏe canxi cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áptiền sản giật

Nhu cầu Canxi trong giai đoạn mang thai như sau: Trong 3 tháng đầu, là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.

Tất cả các loại thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu đều không thể cung cấp đủ lượng Canxi trong mỗi viên, và việc uống sắt kết hợp với canxi cùng lúc có thể làm giảm khả năng hấp thu mỗi loại. Vì vậy bạn cần phải uống thêm viên Canxi riêng rẽ. Nên đọc kỹ trên nhãn tên loại canxi để lựa chọn loại canxi tốt nhất, ví dụ: canxi carbonate là loại canxi khó hấp thu, canxi gluconate là loại chứa ít canxi nguyên tố... Ngày nay, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công Canxi HA, là loại thành phần chính của xương người và động vật vì vậy giúp hấp thu trực tiếp vào xương mà không cần trải qua các giai đoạn chuyển hóa giống như các loại canxi khác.

DHA

DHA là một loại acid béo omega-3 và là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của não bộ và thị giác DHA cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám (tạo ra sự thông minh) và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.

Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹchế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn.

DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.

Ngoài ra, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với vòng đầu trẻ sơ sinh cân nặng và chiều dài. Sự cung cấp đầu đủ chất này có thể giúp làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Ở trong tử cung thai nhi đòi hỏi một lượng tăng hấp thu DHA lớn để tương ứng với lượng DHA của não tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong các tháng sau khi sinh. Điều này được chứng minh ngay khi sinh, trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành.

Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ có trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bổ sung quá thấp hàm lượng DHA cho trẻ so với mức khuyến cáo của WHO.

Khuyến cáo của Tổ chức FAO, WHO (năm 2010), lượng DHA với phụ nữ có thai và cho con bú: 200 mg/ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật