Đối phó với bệnh khớp tái phát khi trời lạnh: Cách đề phòng

 Vì sao bệnh khớp gia tăng khi lạnh?

Theo các chuyên gia về di truyền học Đại học Cambridge (Anh), nguyên nhân được giải thích là do genhệ miễn dịch trong cơ thể thay đổi theo mùa. Theo đó, gen miễn dịch kiểm soát tế bào miễn dịch và kích hoạt viêm biến đổi theo chu kỳ hàng năm để bảo vệ cơ thể, chống lại các nguy cơ mắc bệnh. Nhưng khi tình trạng viêm gia tăng lại gây ra bệnh tim bệnh tiểu đường týp 1 và viêm khớp. Vì vậy, khi các gen của hệ miễn dịch thay đổi và tăng phản ứng viêm có thể giải thích lý do một số chứng bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết.

 

Theo giải thích của các chuyên gia về lĩnh vực xương khớp thì, khi thời tiết trở lạnh, không khí lạnh sẽ thâm nhập qua lỗ chân lông rồi thấm qua da thịt của bạn khiến các mạch máu bị co lại. Lúc này thì sự lưu thông máu đến các khớp rất kém, các khớp bị thiếu máu nên rất dễ tái phát các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp thoái hóa khớp làm người bệnh cảm thấy đau nhức hơn bình thường. Theo y học cổ truyền thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, lưu đọng lại ở các khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp. Trong khi đó, y học hiện đại cho rằng bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức, cứng khớp rõ hơn.

Tuổi nào dễ bị đau khớp?

Nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư Đặc biệt thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.

Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.

Cách giảm đau khớp

Bệnh khớp được đánh giá là bệnh dễ tổn thương, nhưng khó phát hiện. Thông thường, bệnh xương khớp không có nhiều triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết trong thời gian ủ bệnh; người bệnh chỉ tìm đến bệnh viện đến bác sĩ khi bị đau nhức quá, đó là khi bệnh đã nặng, rất khó điều trị phục hồi và bệnh nhân sẽ phải chấp nhận sống chung với bệnh khớp. Tuy nhiên người bệnh có thể tự mình chữa bệnh cho mình bằng phương pháp sau:

Chườm nóng khớp đau: Khi đang bị đau khớp cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng như: tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân...). Đắp hoặc chườm nóng với ngải cứu và gừng cũng rất hiệu quả. Cách thực hiện là: rửa sạch lá ngải cứu, cho lẫn muối vào nồi rang nóng lên, bọc vào túi vải sau đó đắp vào khớp. Hoặc mỗi ngày ngâm chân một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân. Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước từ 30-40 độ C, thời gian tắm từ 15-20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau ở khớp, thời gian đắp tối đa 20 phút. Trường hợp dùng đèn hồng ngoại thì nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút .

Tập yoga giúp giảm đau khớp: Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã theo dõi hàng trăm bệnh nhân đã tập yoga và thấy yoga có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp, giảm cứng khớp buổi sáng, cải thiện thể chất và giảm sự căng thẳng yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh viêm khớp Yoga cũng giúp cải thiện và đối phó bệnh viêm khớp bằng cách thay đổi suy nghĩ của người bệnh đối với cuộc sống giúp họ tìm sự an ủi tinh thần và vượt qua bệnh tật.

Những loại thực phẩm người đau khớp nên tránh

Cà chua: Các nhà nghiên cứu Mỹ đã khảo sát 2.051 người mắc bệnh gút 20% trong số họ cho biết cà chua là nguyên nhân khiến căn bệnh này thêm trầm trọng. Sau đó họ đã phân tích dữ liệu từ 12.720 người và thấy rằng ăn cà chua làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Axit uric cao là nguyên nhân chính của bệnh gút

Axit omega-6: Axit omega-6 béo được tìm thấy trong dầu đậu nành có chứa nhiều hơn đến 25 lần các axit béo omega-6 so với omega-3. Và khi tỷ lệ giữa axit béo omega-6 và omega-3 lớn hơn 10/1 sẽ gây ra các vấn đề như bệnh hen suyễn bệnh tim mạch và gia tăng tình trạng viêm khớp Axit béo omega-6 cũng có trong các loại thực phẩm rán bơ thực vật lòng đỏ trứng và các loại thịt...

Nước ngọt có ga: Đồ uống này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đườngbệnh tim mà còn kích hoạt tình trạng viêm. Các chuyên gia y tế Mỹ đã phân tích dữ liệu từ 2 nghiên cứu lớn kéo dài 30 năm và tìm thấy mối liên quan giữa tiêu thụ nước ngọt có ga và nguy cơ viêm khớp Những phụ nữ uống 1 lon nước ngọt một ngày tăng 63% nguy bị bệnh viêm khớp hơn so với những người không uống đồ uống này.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa đặc biệt là mùa đông - xuân khi thời tiết lạnh ẩm. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mỗi người cần có thói quen phòng bệnh bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ ăn uống tập luyện lành mạnh, bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp luôn bền bỉ..., tránh thói quen khi đau mới đến gặp bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật