Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng và cách xử trí

Đau bụng là một triệu chứng dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Có tới 80% các bệnh lý đường tiêu hóa có biểu hiện là đau bụng. Vậy làm thế nào biết được các nguyên nhân gây đau bụng đến từ hệ tiêu hóa để bệnh nhân có hướng xử trí ban đầu ở nhà và khi nào cần thiết phải đi bệnh viện?

Như thế nào là đau bụng?

Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế (đau dạ dày đau vùng bụng, bụng đau, đau quặn bụng).

Đau bụng rất đa dạng như đau quặn thắt, đau nhói từng cơn, đau nhẹ kéo dài... Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Không phải lúc nào đau bụng cũng là biểu hiện của một bệnh nguy hiểm cần được điều trị, có những dạng đau bụng có thể tự khỏi như rối loạn tiêu hóa Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.

Phân loại đau bụng

Đau bụng thường chia làm hai dạng: đau bụng cấp tính và đau bụng mạn tính.

Đau bụng cấp tính: Là các dạng đau bụng xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 2 tuần. Đau bụng cấp tính sẽ nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng sốt cao, tiêu chảy có máu vì đó có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột Nếu đau bụng dữ dội kèm với tình trạng trướng bụng, nôn, không thể đi ngoài, không thể đánh hơi là những dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp thủng tạng rỗng như dạ dày nên bệnh nhân cần đến bác sĩ khám ngay.

Đau bụng cấp tính do ngộ độc thức ăn thường có các biểu hiện nôn ói tiêu chảy sốt và đau bụng quặn từng cơn. Biểu hiện nhiều hay ít tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và loại vi trùng. Đa số các trường hợp ngộ độc thức ăn có thể tự khỏi, chỉ cần bệnh nhân ăn uống đủ chất dinh dưỡng và bù nước đầy đủ, trừ trường hợp sốt cao, phân có máu là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn cần gặp bác sĩ để dùng kháng sinh đúng chỉ định.

Đau bụng mạn tính: Là các đau bụng biểu hiện tương đối nhẹ và kéo dài trên 2 tuần. Đau bụng mạn tính (kéo dài) thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện ở người trên 40 tuổi, trong gia đình có tiền sử ung thư đại tràng và kèm theo các biểu hiện: sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu, sốt nhẹ kéo dài, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc viêm loét đường tiêu hóa cần gặp bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời. Một trong những bệnh lý hay gặp của đau bụng mạn tính là hội chứng dạ dày – ruột kích thích.

Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh.

Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh.

Nguyên nhân thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng. Quan trọng nhất là phải hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình

Đau bụng do nguyên nhân từ các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày phần cuối thực quản (tâm vị) ruột nonruột già (đại tràng) gan túi mật tuỵến tuỵ. Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm: Trướng hơi hệ tiêu hoá; táo bón mạn tính; Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa); viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi); Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu; trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng; viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; viêm ruột thừa cấp; Bệnh túi thừa Meckel viêm túi thừa nhỏ ở ruột; tắc ruột - ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn sình bụng, nôn và bí trung tiện, đại tiện; dị ứng thức ăn; ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella); Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí); Sỏi thận; nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ; lồng ruột tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc; Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng...

Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng.

Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được. Một số bệnh lý nặng nhưng ít gặp hơn là ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá.

Cách xử trí khi bị đau bụng

Với các trường hợp đau nhẹ

Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà và uống một ít nước lọc, tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn, nhịn ăn trong 6 giờ, sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay đầy hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua cà phê rượunước ngọt có gaz. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine) được phép bán tự do. Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi, hãy đi khám bệnh sớm.

Tránh dùng aspirin ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có á phiện nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan bạn có thể dùng Paracetamol

Với các trường hợp đau nặng, dồn dập

Cần đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng sau: Đau đột ngột và dữ dội ở bụng; Đau lan đến ngực, cổ và vai; nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen); Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau; Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn; Đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày; tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày; Khó chịu ở bụng lâu hơn 5 ngày; Đau kèm theo sốt trên 38 độ C; Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu; Đau vùng bả vai kèm buồn nôn; Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai); Biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân.

Lời khuyên thầy thuốc

Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ ăn nhiều rau củ quả. Bên cạnh đó, giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi; Uống  nước nhiều mỗi ngày; tập luyện thường xuyên.

Để tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản cần bỏ thuốc lá giảm cân nếu cần thiết, ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, nâng cao đầu giường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật