Tác hại của một số loại thuốc phổ biến, chưa biết chớ bỏ qua
Thuốc dùng để chữa bệnh, nhưng đi kèm đó là những tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể gây chứng đầy hơi trầm cảm hoặc rối loạn tiêu hóa
Thuốc tránh thai
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, các loại thuốc tránh thai đường uống có thể làm giảm lượng axit folic vitamin B2, B6, B12, C, E và một số khoáng chất như magiê selen kẽm.
Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ, nhưng theo các nhà khoa học, rất có thể estrogen và progestogens (trong thuốc tránh thai) có khuynh hướng giữ muối và nước, làm loãng nồng độ các vi chất dinh dưỡng trong máu.
Cũng có những mối lo ngại rằng thuốc tránh thai có thể làm giảm sự hấp thu các vitamin như axit folic và tăng bài tiết qua thận Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đặc biệt là axit folic, dẫn đến khả năng tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi (khi có thai mà vẫn dùng thuốc hoặc ngay sau khi ngừng thuốc).
Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có thể đẩy nhanh sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa vì vậy cơ thể sẽ có ít thời gian hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng Sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức có thể làm giảm lượng vitamin và khoáng chất cũng như dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể.
Giải pháp được đưa ra là tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh với một lượng vừa đủ chất xơ từ thực vật giúp bạn hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng.
Bạn nên sử dụng thực phẩm có chứa magiê như các loại hạt đậu, hải sản chocolate đen. Bởi thiếu magiê cũng là một nguyên nhân khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh (đặc biệt là các loại thuộc nhóm penicillin có tên bắt đầu bằng 'cef', ví dụ như cefalexin, cefaclor) có thể ngăn cản việc hấp thu vitamin K và giết chết một số lợi khuẩn trong ruột già thuốc kháng sinh nhóm Tetracycline như doxycycline (dùng để điều trị mụn trứng cá nhiễm trùng tiết niệu, bệnh chlamydia…) cũng có thể làm giảm sự hấp thu của cả thuốc kháng sinh và canxi
Việc sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể 'quét sạch' tất cả vi khuẩn bao gồm cả lợi khuẩn cũng như hại khuẩn và dẫn đến các phản ứng phụ như tiêu chảy và bệnh nấm Candida, cũng như góp phần vào các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích như đầy bụng và táo bón
Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Psychiatry của Mỹ, bằng cách làm thay đổi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong ruột, thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh trầm cảm và lo âu
Do vậy, nếu bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh lâu dài, bạn nên tăng cường việc bổ sung các nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các loại lợi khuẩn để hỗ trợ quá trình tiêu hoá của ruột.
Thuốc Aspirin
Aspirin hay axit acetylsalicylic là một loại thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt chống viêm ức chế kết tập tiểu cầu Dùng một lượng nhỏ aspirin thường xuyên có tác dụng phòng ngừa đau tim hoặc đột quỵ tuy vậy nó cũng có thể làm tăng nguy cơ loét và chảy máu dạ dày
Do vậy, bạn chỉ nên dùng aspirin khi thật cần thiết và phải dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye.
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Nhóm thuốc kháng axit (antacid) có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày của bạn. Do đó cũng làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi sắt, magiê, kẽm và phốt pho.
Với việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể dẫn đến một số hậu quả như loãng xương thiếu máu do thiếu sắt và lâu lành vết thương.
Sự hấp thu các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 folate và vitamin C cũng bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế tiết axit dịch vị
Nếu bạn cần sử dụng thuốc ức chế axit dài ngày, điều quan trọng là tuân thủ chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng
Statin
Statin là một nhóm thuốc có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách ức chế một enzyme trong gan có tên gọi là HMG-CoA reductase.
Tuy nhiên, loại enzyme này lại góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất ra Coenzyme Q10, một chất có đặc tính tương tự như vitamin, rất cần thiết cho các hoạt động và chức năng cơ bản của tế bào
Các nghiên cứu cho thấy dùng statin có thể làm giảm một nửa lượng Coenzyme Q10 chỉ trong vòng bốn tuần, dẫn đến một số tác dụng phụ như yếu và đau nhức cơ
Statin cũng làm giảm lượng vitamin D3 tự nhiên trong da. Điều này cũng góp phần làm đau cơ
Do vậy, nếu bạn đang dùng statin, hãy cân nhắc dùng vitamin D3 và các chất bổ sung Coenzyme Q10.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:00 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:05 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023