Lưu ý khi sử dụng chung một vài thực phẩm và thảo dược

Một số thảo dược và thực phẩm mặc dù có tác dụng chữa bệnh nhưng lại chống chỉ định sử dụng cùng các loại thuốc khác để tránh làm mất tác dụng của thuốc. Đừng bỏ qua quy tắc chống chỉ định trong sử dụng thảo dược và thực phẩm để làm thuốc chữa bệnh như sau.

Nghệ

Nghệ có thể giúp giảm viêm và đau do viêm khớp gây ra

Nghệ có thể giúp giảm viêm và đau do viêm khớp gây ra

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các gia vị nghệ có thể giúp giảm viêmđau do viêm khớp gây ra nhưng nó có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu vì nó có thể làm tăng khả năng chảy máu.

Thay vì dùng nghệ để chống viêm khớp bạn có thể uống nước trái cây. Nước trái cây giàu chất chống oxy hóa như nho lựu, hoặc anh đào chua, tất cả đều có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Cam thảo

Không dùng khi đang uống thuốc lợi tiểu thuốc trị bệnh tim hoặc thuốc huyết áp.

Người bị chứng khó tiêu chuyển sang dạ dày nhẹ có thể dùng viên nang từ rễ cam thảo để trị bệnh. Nhưng không nên kết hợp cam thảo với thuốc lợi tiểu thuốc nhuận tràng hoặc thuốc trị bệnh tim huyết áp Bởi, cam thảo kết hợp với các loại thuốc trên có thể gây ra một sự sụt giảm nồng độ kali gây nguy hiểm cho cơ thể.

Bạn có thể thay thế cam thảo bằng trà gừng để giảm đau bụng. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm như sôcôla hoặc bất kỳ thức uống hoặc thực phẩm có chứa caffeine để tránh các cơn đau bụng tăng nặng.

Hoa cúc

Không dùng khi uống thuốc có chứa thành phần làm loãng máu.

Hoa cúc được sử dụng làm thuốc có thể khắc phục chứng đau nửa đầu Tuy nhiên, những người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu nên tránh dùng hoa cúc vì nó có chứa coumarin và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hoa cúc cũng có thể gây ra phản ứng nếu bạn bị dị ứng với các loại hoa cỏ.

Để tránh đau đầu bạn nên bổ sung đủ magie cho cơ thể chứ không nhất thiết phải dùng hoa cúc. Những người thiếu magie thường gặp chứng đau nửa đầu nhiều hơn so với những người khác. Đồng thời, bạn cũng nên tránh các loại thức uống có chứa caffeine như trà, cà phê hoặc thức uống có cồn để tránh đau đầu

Nha đam (lô hội)

Không dùng chung với nhóm thuốc lợi tiểu

Cây nha đam có nhiều tác dụng, có thể uống để trị viêm, sốt tiểu đường hen suyễn dị ứng hoặc bôi để trị bỏng làm lành vết thương

Nếu dùng nha đam với thuốc lợi tiểu có thể làm giảm chất potassium trong máu gây bất ổn định về huyết áp dễ gây ra huyết áp cao

Riềng

Củ riềng được coi là có tác dụng như một chất kích thích có tác dụng sát khuẩn, trị đầy bụng, đầy hơi,...

Củ riềng được coi là có tác dụng như một chất kích thích có tác dụng sát khuẩn, trị đầy bụng, đầy hơi,...

Không dùng với các loại thuốc trị đau dạ dày

Củ riềng được coi là có tác dụng như một chất kích thích có tác dụng sát khuẩn, trị đầy bụng đầy hơi, chống viêm sưng... Tuy nhiên, vì riềng làm tăng tính axit trong bao tử nên nếu dùng với các loại thuốc trị bệnh dạ dày thì có thể làm cho tính axit trong dạ dày tăng, thuốc mất tác dụng.

Trà xanh

Không dùng với thuốc làm loãng máu, thuốc chống kết tụ tiểu cầu

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa catechin nên nó có nhiều tác dụng, từ chống lão hóa đến phòng ngừa ung thư

Nếu dùng trà xanh cùng với các thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tụ tiểu cầu có thể đưa đến nguy cơ làm gia tăng sự xuất huyết giảm hấp thụ chất sắt trà xanh cũng không nên được kết hợp với sữa vì sữa có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa của trà xanh

Nấm linh chi

Không dùng với thuốc có tác dụng làm loãng máu.

Nấm linh chi có nhiều tác dụng, ví dụ như tăng sức miễn dịch giảm huyết áp giảm cholesterol bổ thận bổ gan ngừa ung thư mất ngủ

Nhưng nếu dùng với các loại thuốc làm loãng máu có thể xảy ra tương tác, dẫn đến chảy máu nhiều hơn và làm tụt huyết áp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật