Mẹ bầu đang cho con bú nên ăn những thực phẩm gì?

Trong giai đoạn đang cho con bú, các mẹ cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm mà mẹ ăn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con.

Cà phê

Chất caffein trong cà phê (trà hay soda) có khả năng thấm vào sữa mẹ gây ảnh hưởng cho trẻ khi bú. Hệ bài tiết của trẻ sơ sinh kém hơn người trưởng thành nên khi có quá nhiều chất kích thích trong cơ thể (caffein) sẽ dễ khiến trẻ cáu kỉnh và mất ngủ Do đó các mẹ không nên dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích trong giai đoạn cho con bú.

Sô cô la

Tương tự như cà phê và soda sô cô la cũng chứa caffeine Ăn nhiều sô cô la trong giai đoạn cho con bú có thể khiến trẻ dễ quấy khóc. Nếu thấy hiện tượng này, bạn nên loại bỏ hoặc cắt giảm sô cô la trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu thấy trẻ quấy khóc khi bú mẹ cũng nên chú ý cách cho con bú.

Trái cây họ cam quýt

Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt và nước ép có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, dẫn đến trẻ quấy khóc, ọc, ói. Vì vậy, bạn nên cắt giảm cam quýt, bù lại có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamnin C vào thực đơn hàng ngày như đu đủ và xoài. Tuy nhiên, chị em không nên loại bỏ hoàn toàn trái cây họ cam quýt khỏi thực đơn của trẻ.

Trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ

Trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ

Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại rau chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe Tuy nhiên bông cải xanh trong món rau trộn cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng đầy hơi, quấy khóc của trẻ lúc nửa đêm. Vì vậy, bạn nên ăn thử một lượng nhỏ bông cải xanh để xem phản ứng của trẻ, sau đó điều chỉnh lượng ăn hợp lý.

Rượu

Các chuyên gia cho rằng, uống ít hơn một ly rượu mỗi ngày sẽ không gây hại cho trẻ. Nhưng nếu bạn có thói quen uống rượu hàng ngày hay uống nhiều sẽ có tác dụng phụ đến trẻ như: uể oải, suy nhược và tăng cân bất thường và khả năng tiết sữa ở người mẹ.

Thức ăn cay

Các mẹ không nên ăn những món cay, dù chỉ một ít tiêu để tránh làm cho con bạn dị ứng và quấy khóc hàng giờ. Nếu muốn tăng hương vị món ăn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của con, bạn nên dùng gừng thay thế. Mẹ đang cho con bú ăn gừng có thể làm dịu bao tử và ấm cơ thể trẻ.

Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm có mùi rất nặng. Thường xuyên ăn tỏi sẽ làm sữa mẹ có mùi (sau bữa ăn hai giờ đồng hồ, mùi tỏi có thể thấm vào sữa mẹ). Một vài trẻ sẽ nhăn nhó, quấy khóc trong lúc bú khi nhận ra mùi tỏi trong “món ăn yêu thích duy nhất”.

Đậu phộng (lạc)

Nhiều trẻ em có thể bị dị ứng đậu phộng mà mẹ không biết, đặc biệt là trong gia đình có người bị bệnh này. Khi đó, nếu mẹ ăn đậu phộng trong giai đoạn cho con bú sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị ứng Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như phát ban nổi mề đay, chàm hoặc thở khò khè Tuy nhiên một vài bé bị dị ứng với đậu phộng nhưng không biểu hiện triệu chứng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bé, mẹ không nên dùng đậu phộng khi đang cho con bú.

Lúa mì và mỳ tôm

Nếu bạn ăn bánh sandwich hoặc một đĩa mì ống trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng như quấy khóc hoặc đi phân có máu. Đó là biểu hiện trẻ bị dị ứng lúa mì Lúc này bạn cần cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn lúa mì khỏi thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, bạn không nên ăn mỳ tôm trong giai đoạn cho con bú.

Sản phẩm từ sữa

Một vài bé dị ứng bẩm sinh với sữa dê hoặc sữa cừu trong chế độ ăn uống của người mẹ. Khi bạn uống hay ăn những sản phẩm từ sữa (sữa chua, kem, và phô mai), các chất gây dị ứng sẽ thấm vào sữa mẹ. Các triệu chứng trẻ bị dị ứng với sữa như đau bụng nôn mửa mất ngủ và chàm khô da xù xì, đốm mẫn đỏ có thể dẫn đến lở loét nghiêm trọng. Do đó, mẹ cần chú ý tình trạng sức khỏe của con khi dùng các sản phẩm từ sữa.

Bắp (ngô)

Dị ứng với bắp rất phổ biến ở trẻ em. Nếu bạn nhận thấy các cơn đau bụng của bé hoặc thời gian khóc ngày càng tăng sau khi bạn cho bé ăn nhiều loại thực phẩm chứa bắp, đây là lúc bạn nên nói không với bắp.

Bột ngọt

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, lượng bột ngọt quá nhiều trong thức ăn của mẹ có thể khiến bé bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả không tốt. Vì thế trong thời gian cho con bú, tốt nhất mẹ nên hạn chế dùng bột ngọt trong các một ăn của mình để đảm bảo an toàn cho con.

Ăn quá nhiều bột ngọt có thể khiến trẻ bị chậm tăng trưởng

Ăn quá nhiều bột ngọt có thể khiến trẻ bị chậm tăng trưởng

Đậu nành

Nhiều trẻ em không chịu được các sản phẩm từ sữa cũng có thể dị ứng với đậu nành Các loại đậu nành đóng hộp, đậu nành có trong bánh tăng năng lượng có nhiều khả năng gây dị ứng. Trong khi đó thực phẩm làm từ đậu nành lên men, như đậu hũ có thể được trẻ chấp nhận và có ít vấn đề hơn.

Động vật có vỏ

Nếu trong gia đình của bạn có người bị dị ứng với các động vật có vỏ thì trẻ cũng có thể có những biểu hiện dị ứng sớm. Vì vậy, dù bạn có thể không bị dị ứng nhưng nếu cha của của đứa trẻ bị dị ứng với động vật có vỏ như tôm hay tôm hùm thì bạn cũng nên bỏ qua món này khi cho con bú.

Cá có nguy cơ chứa thủy ngân

Mặc dù bản thân cá không gây ra sự khó chịu hoặc đầy hơi ở trẻ, nhưng thủy ngân trong cá có thể thấm vào sữa mẹ và truyền sang con. Do đó phụ nữ cho con bú chỉ nên ăn khoảng 300g cá (trung bình 2 bữa ăn) một tuần và nên đặc biệt tránh các loại cá có nguy cơ chứa nhiều thủy ngân như: cá kiếm cá thu và cá kình.

Mùi tây

Mùi tây được xem là một loại thảo dược cùng họ với bạc hà Tuy nhiên, ăn nhiều mùi tây có thể làm giảm lượng sữa mẹ, khiến trẻ khó bú hoặc không đủ sữa. Vì vậy, bạn không nên ăn các món có chứa ngò tây.

Bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe tăng cường sức đề khánggiải nhiệt mùa hè Tuy nhiên một số hợp chất trong các loại thảo dược bạc hà có thể giảm lượng sữa của bạn (nhiều người uống trà bạc hà để cai sữa cho bé). Do đó, thay vì uống bạc hà, bạn có thể dùng trà hoa cúc Các hợp chất trong trà hoa cúc thấm vào sữa mẹ có tác dụng xoa dịu trẻ và bạn!

Đặc biệt, các loại siro và bánh kẹo được làm từ tinh dầu bạc hà gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sữa mẹ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.

Bắp cải

Lá bắp cải vốn “nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa giảm đau Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bắp cải. Chỉ cần đắp lá bắp cải một đến hai lần một ngày. Nếu lạm dụng, bắp cải có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự.

Khoai tây chiên và dầu mỡ

Đại diện cho nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ và dễ gây nghiền là khoai tây chiên cần được các mẹ ưu tiên cho ra khỏi danh sách thực đơn trước tiên. Dầu mỡ trong thức ăn thông qua sữa mẹ có thể gây kích ứng dạ dày của bé.

Lá lốt

Thực phẩm hàng đầu trong danh sách những “sát thủ” tiêu diệt sữa mẹ là lá lốt Rất nhiều mẹ khi nuôi con nhỏ, do không biết, vô tình ăn nhiều món ăn có chế biến từ lá lốt kết quả là khiến ngực mất sữa nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải “nhịn miệng” một vài món ngon chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, ốc chuối đậu nấu lá lốt hay bò cuốn lá lốt…để đảm bảo nguồn sữa cho con.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật