Trong mùa nóng có nên ăn lạnh không? Cùng tìm câu trả lời nhé!

Cách giải nhiệt tốt nhất trong mùa nóng là uống nhiều nước, trong đó có nước canh, nước trái cây, nước lọc, sữa...

Thời tiết nóng bức của mùa hè khiến mọi người thường tìm những món ăn thức uống để có thể giải nhiệt cho cơ thể. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1 thì cách giải nhiệt tốt nhất trong mùa nóng là uống nhiều nước, trong đó có nước canh, nước trái cây, nước lọc sữa

Theo Đông y, thể tạng của từng người có thể thuộc dương - nhiệt, hoặc âm - hàn. Nếu tạng dương - nhiệt thường có những trạng chứng như: người gầy khô, da nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm đau lưng, mỏi gối, chân run, hoa mắt ù tai trong người nóng bứt rứt, đại tiện táo, tiểu tiện nóng nước tiểu vàng khó ngủ dễ cáu gắt... Tạng âm - hàn thường rơi vào người mập bệu, da lạnh, tay chân lạnh, lưng gối lạnh, đại tiện lỏng, có khi tiêu chảy vào lúc sáng sớm ù tai hoa mắt, sợ lạnh, tự ra mồ hôi có khi tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ…

Lương y Đinh Công Bảy tư vấn: xét riêng về mặt ẩm thực người có thể tạng dương - nhiệt cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng âm tính (tính mát hoặc tính lạnh) và ngược lại. Nếu đã thuộc tạng âm - hàn mà ăn uống các thực phẩm có tính chất bổ âm nhiều quá sẽ khiến các triệu chứng âm - hàn thêm nặng, gây hại cho cơ thể, thậm chí dẫn đến trụy mạch. Do vậy, những người thuộc tạng dương - nhiệt mới nên bổ sung các thực phẩm có tính hàn, mát nhiều, chứ không phải cứ mùa nóng là mọi người đều nên ăn nhiều thực phẩm mát, lạnh. Đối với người cao tuổi, chỉ nên dùng các thức ăn uống chế biến từ các loại rau quả không có vị quá chua, quá ngọt, quá đắng...

Để bảo đảm dinh dưỡng giải nhiệt mà vẫn an toàn cho sức khỏe mỗi ngày, chỉ nên dùng khoảng 300-500g rau củ tươi (ăn sống hoặc nấu chín tùy loại). Trong cách chế biến, người ta có thể thêm vào nhóm thức ăn âm tính một vài loại rau củ có tính ấm như gừng, sả, nghệ cà rốt rau cần, rau thơm... để vừa làm tăng hương vị vừa cân bằng được tính chất âm - dương của thức ăn, uống.

Một số loại rau, củ, quả thông dụng có tính bổ âm là: cam chanh, bưởi dưa hấu dừa, dứa, hồng, lê kiwi rau mồng tơi bí đao đậu đen rau nhút củ dền… (tính hàn); xoài, me đu đủ dâu tây thanh long, bông súng hạt sen củ sen bồ ngót đậu xanh mướp đắng đậu bắp cà chua cải ngọt cải xoong rau má giá đậu… (tính mát). 

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, trong khoa học dinh dưỡng không có thực phẩm ‘mát’ hay ‘nóng’, chỉ có thực phẩm giàu hay nghèo chất dinh dưỡng có nhiệt độ nóng hay lạnh. Theo dân gian thực phẩm ‘mát’ là thực phẩm lợi tiểu (làm đi tiểu nhiều) như rau cải râu ngô rễ tranh,… Nếu dựa theo quan điểm này thì khi cơ thể bị khô do mất mồ hôi mà còn ăn nhiều thực phẩm lợi tiểu sẽ làm cơ thể mất nhiều nước hơn. Như vậy thực phẩm ‘mát’ đã làm cho cơ thể ‘nóng’ hơn. Do đó, chỉ người nào cần lợi tiểu thì mới ăn thực phẩm ‘mát’ và khi ăn thực phẩm ‘mát’ phải uống đủ nước. Nếu có triệu chứng khô miệng thì ngưng ngay việc dung nạp thực phẩm ‘mát’.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa tư vấn thêm: cách giải nhiệt tốt nhất trong mùa nóng là uống nhiều nước, trong đó có nước canh, nước trái cây, nước lọc, sữa… Các loại nước này có thể để trong ngăn mát của tủ lạnh. Nếu uống đá thì phải là đá tinh khiết làm từ nước đun sôi để nguội. Một người lớn cần 1,5-2 lít nước/ngày. Trẻ em thì trung bình 150ml nước/kg cân nặng/ngày (kể cả nước trong thức ăn). Riêng trẻ dưới 2 tuổi không nên uống nước ngọt và nước trái cây đóng hộp vì làm trẻ béo phìbiếng ăn

Cách bảo quản thực phẩm trong mùa hè: 

Thực phẩm sau khi mua về cần phân loại và cho vào tủ lạnh ngay.

Không chứa một lúc quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì không khí lạnh không lưu chuyển đều sẽ làm thực phẩm hư hỏng.Tất cả thực phẩm phải được đựng trong hộp nhựa có đậy nắp hay bao gói màng bọc thực phẩm (màng plastic) cẩn thận nếu là rau lá nên bọc lại với giấy báo để tránh héo úa, giảm chất lượng

Cá nên bỏ phần mang, ruột và rửa qua nước muối pha loãng, cho vào hộp nhựa rồi bảo quản ngăn đông tủ lạnh. Thịt bò: rửa sơ, thấm khô, phết một lớp dầu ăn bên ngoài và dùng màng thực phẩm bao lại cho vào ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng trong 3 ngày.
Thức ăn đã chế biến: múc riêng ra hộp nhựa, để nguội và cho vào ngăn đông bảo quản. Khi sử dụng, cho vào lò vi sóng, chọn chế độ rã đông thực phẩm không để rã đông tự nhiên bên ngoài. 

Trái cây: rửa sạch cho vào ngăn mát tủ lạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật