Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến giáp ít ai biết

Một chế độ ăn uống nghiêm ngặt và có kỷ luật là rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Với những người được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, cần xem xét một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Iốt

Tuyến giáp hấp thụ iốt từ thực phẩm mà chúng ta ăn để sản sinh hoóc-môn tuyến giáp Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường thiếu iốt. Có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thủy hải sản vào chế độ ăn uống Đây là nguồn iốt tự nhiên nhưng cần cân nhắc số lượng. Hấp thụ quá nhiều iốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp, làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Selen

Khoáng chất này rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3. Bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm tự nhiên giàu selen như cá hồng cá ngừ gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt.

Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cơ thể thiếu iốt

Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cơ thể thiếu iốt

Kẽm, đồng và sắt

Đây là các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho chức năng tuyến giáp tối ưu. Mức kẽm thấp khiến mức TSH thấp. Đồng cần thiết cho việc sản sinh hoóc-môn tuyến giáp.

Thiếu sắt có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của tuyến giáp Bổ sung các loại thực phẩm như gannấm củ cải và rau mùng tơi vào của chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo bổ sung các khoáng chất này.

Axít béo omega-3

Những axít béo này giúp tế bào nhạy cảm với hoóc-môn tuyến giáp Bổ sung axít béo omega-3 bằng cách ăn dầu cá cá mòi cá hồi hạt lanh thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm.

Dầu dừa

Sử dụng dầu dừa khi chế biến thực phẩm giúp tăng cường trao đổi chấtgiảm cân nhờ các axít béo chuỗi trung bình trong dầu dừa Thông thường, dầu dừa được khuyến nghị đối với người thiểu năng tuyến giáp.

Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B

Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ stress oxy hóa có thể làm tổn thương tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu vitamin A C, E bao gồm thịt bò trứng thịt gà cá, hải sản, táo camdưa hấu cà rốt rau bina đậu Hà Lan cà chua củ cải khoai tây đậu các loại hạt dâu tây cam quýt và ngũ cốc

Thịt lợn rau lá xanh, thịt gà trứng các loại đậu, hải sản có vỏ gan mầm lúa mì hạnh nhân, đậu Hà Lan,và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin B và cần được bổ sung chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

Các loại thực phẩm cần tránh

Có một số loại thực phẩm có hại cho tuyến giáp. Do đó, bạn nên tránh hoàn toàn những loại thực phẩm này nếu như bạn đang có bệnh về tuyến giáp.

Aspartame

Người bệnh tuyến giáp không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành

Người bệnh tuyến giáp không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo có liên quan đến bệnh Basedow và nhiều rối loạn tự miễn khác. Hoá chất có trong aspartame có thể gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến sản sinh kháng thể tuyến giáp và viêm tuyến giáp

Đậu nành không lên men

Đậu nành có chứa isoflavone - gây cản trở khả năng hấp thụ iốt của tuyến giáp và hoạt động tối ưu của tuyến giáp. Vì vậy, cần tránh các thực phẩm từ đậu nành bao gồm đậu phụ sữa đậu nành, nước tương dầu đậu nành

Gluten

Gluten có thể kích hoạt phản ứng tự miễn trong cơ thể nếu cơ thể nhạy cảm với chất này. Các thực phẩm chứa gluten bao gồm lúa mì lúa mạch lúa mạch đen và hầu hết các loại thực phẩm đã qua chế biến.

Các loại rau họ cải

Rau họ cải như súp lơ, cải bắp, cải bruxen đều chứa isothiocyanate, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của tuyến giáp.

Các chuyên gia y tế cho rằng việc ăn rau họ cải nấu chín có thể loại bỏ các tác động xấu do isothiocyanate gây ra. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn các loại rau họ cải.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật