Đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nao chị em biết không?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS) xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và công việc của phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Cho đến nay, người ta chưa xác định được nguyên nhân gây ra HCTKN mà chỉ đưa ra một số giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởngđến HCTKN như sau:

- Nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa sự thay đổi nồng độ của progesteron và estrogen cuối chu kỳ kinh nguyệt và HCTKN. Mấy ngày trước khi hành kinh, lượng estrogen và progesteron giảm xuống dưới mức trung bình. HCTKN xảy ra trong các trường hợp: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, buồng trứng còn hoạt động bình thường, nghĩa là vẫn có rụng trứng vẫn tiết ra nội tiết tố nữ. Trái lại, trong thời gian mang thai khi dùng thuốc tránh thai và ở tuổi mãn kinh không có HCTKN.

- Các công trình nghiên cứu khác lại cho thấy HCTKN có liên quan đến sự thay đổi chất serotonin trong não: serotonin điều hòa sự sản xuất estrogen và progesteron, khi nồng độ serotonin thấp kéo theo chậm rụng trứng và giảm nồng độ hai chất nội tiết tố nữ gây ra HCTKN.

- Các yếu tố khác như: phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh, ít vận động cơ thể, suy dinh dưỡng thiếu vitamin E, B6, thiếu các chất khoáng magiê mangan uống nhiều cà phê, ăn mặn hay ngọt căng thẳng thần kinh... có thể làm cho triệu chứng của HCTKN nặng lên.

Biểu hiện của HCTKN

Ở những phụ nữ bị HCTKN, gần đến ngày hành kinh sẽ có các biểu hiện như sau: thay đổi về cảm xúc, thấy khó chịu, bực bội trong người, dễ cáu gắt, cảm giác bồn chồn, lo lắng buồn phiền, kém tập trung, hay quên; thay đổi về thể chất: mệt mỏi thèm món ăn ngọt đầy bụng nhức đầu mất ngủ bốc hỏa trên mặt đau nhức cơ bắp đau bụng dưới, trở ngại tình dục nổi mụn trứng cá trên mặt, phù nhẹ bàn chân bàn tay thích ở một mình, không hứng thú mọi công việc. Tùy theo mỗi cá thể mà triệu chứng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau: đối với nhiều người, HCTKN gây rất khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, sinh hoạt; ở phụ nữ sắp mãn kinh, triệu chứng kéo dài suốt những ngày hành kinh.

Trầm trọng hơn, có khoảng 3-8% phụ nữ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder) có thể do giảm nồng độ serotonin gây ra, với các triệu chứng nặng như: có những cơn hoảng hốt căng thẳnglo âu buồn rầu tuyệt vọng, dễ khóc, dễ giận dữ gây sự với những người xung quanh, hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với mọi quan hệ giao tiếp, khó tập trung suy nghĩ, thấy mệt mỏi rã rời, mất ăn mất ngủ thậm chí có ý nghĩ tự tử; nhũ hoa cương cứng, nhức đầu chóng mặt đau nhức xương khớp Ngược lại, một số người chỉ cảm thấy khó chịu thoáng qua vài giờ trước khi có kinh.

Các phương pháp điều trị

Mục đích điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gây khó chịu mà khó có thể điều trị khỏi hẳn HCTKN. Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp sau đây:

- Bảo đảm chế độ ăn điều độ và đủ chất dinh dưỡng tăng chất bột đường như cơm, bánh mỳ, các loại đậu; giảm chất đạm và chất béo, ăn nhiều rau và hoa quả. Nên ăn nhiều bữa, tránh ăn quá no. Có thể dùng thêm vitamin nhóm B, E, các chất khoáng như magiê, kẽm canxi Không dùng các chất kích thích như: rượu bia cà phê, nước chè thuốc lá

- Tăng cường vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập một môn thể thao nhẹ, vì vận động giúp não tăng sản xuất chất endorphins có tác dụng giảm đau tăng cảm giác hưng phấn, lạc quan yêu đời. Trong sinh hoạt và lao động không nên đứng quá lâu để giảm đau lưng đau bụng căng mỏi chân

- Bảo đảm ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, nên có giấc ngủ trưa để ổn định thần kinh và tim mạch. Khi ngủ nên chọn tư thế nằm ngủ thật thoải mái tùy theo mỗi người, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng, co hay duỗi chân thấy dễ chịu nhất. Có thể tắm nước nóng để thư giãn thần kinh và dễ ngủ.

- Tăng cường vận động như đi bộ, tập một môn thể thao phù hợp để điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể giúp khí huyết lưu thông. Có thể tập khí công dưỡng sinh hay tập thiền để tăng cường sức đề kháng và trấn tĩnh tâm thần cho thư thái, nhằm giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu.

- Chia sẻ với những phụ nữ có kinh nghiệm hoặc trao đổi với tư vấn tâm thần hoặc nhóm trị liệu hay thầy thuốc để có thêm nghị lực và phương pháp thích nghi với HCTKN.

 

- Nên đi khám ở cơ sở sản phụ khoa để được hướng dẫn phòng chữa bệnh. Có thể dùng một trong các thuốc: an thần, chống trầm cảm lợi tiểu để giảm phù thuốc giảm đau; kết hợp dùng các thuốc Đông y như: gingko biloba để giảm căng ngực và phù; gừng giảm buồn nôn đầy bụng và dễ tiêu hóa; trinh nữ, lạc tiên, vông nem để an thần, giảm lo âu, mất ngủ; sữa đậu nành có nhiều chất isoflavon, tương tự như estrogen có tác dụng rất tốt.

- Nếu bị HCTKN nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nêu trên và không còn nhu cầu sinh sản có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật