Ảnh hưởng do thiếu hụt nội tiết tố nữ và cách khắc phục, bạn có biết?

Lứa tuổi dậy thì cũng thiếu hụt estrogen

Tuổi dậy thì của bạn gái đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt Trong độ tuổi dậy thì từ 12 - 16 tuổi nội tiết tố estrogen được buồng trứng tiết ra làm cho cơ thể thay đổi. Từ đó, một cô gái lớn nhanh để trở thành một người phụ nữ. Lượng estrogen tự nhiên của cơ thể ở giai đoạn này rất dồi dào. Estrogen kích thích để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt làm cơ thể cô gái có những đường cong gợi cảm hơn và ngực cũng nở nang, săn chắc hơn, da dẻ mềm mại, trắng trẻo và giọng nói trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi dậy thì dừng lại, mức độ estrogen trong cơ thể giảm đáng kể, để lại bộ ngực vẫn ở kích thước đó trong suốt cuộc đời trưởng thành.

Sự thiếu hụt estrogen trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn trong quá trình phát triển cơ thể của các cô gái: thấp bé còi xương da dẻ kém mềm mại là những hệ quả đầu tiên. Những cô gái thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khi dậy thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn, chưa kể ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản sau này.

Làm sao nhận biết được sự thiếu hụt estrogen ở giai đoạn này? Đây là câu hỏi không dễ vì khi mới bước vào tuổi dậy thì chu kỳ kinh nguyệt của các em còn chưa ổn định trong khoảng 2 - 3 năm nên việc thiếu estrogen rất khó phát hiện. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, việc thiếu hụt vẫn xảy ra. Khi đó cha mẹ nên biết để giúp con gái phát triển cơ thể hoàn thiện hơn thông qua chế độ ăn

Thiếu hụt nội tiết tố nữ ở độ tuổi sinh sản

Ở độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, gián đoạn bởi những lần mang thai sinh nở do vậy lượng estrogen tự nhiên được sản sinh ra không đều và không phải lúc nào cũng dồi dào. Estrogen không đủ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt khó đậu thai - một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn hoặc thiếu sữa khi nuôi con (do tuyến vú không phát triển khi mang thai). Bên cạnh đó, sự rối loạn sản sinh estrogen dẫn đến thiếu hụt còn làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo khiến chị em có tâm lý ngại gần gũi với chồng - đôi khi đây lại là thủ phạm làm tan vỡ hạnh phúc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thiên chức làm mẹ làm vợ của họ. Sự thiếu hụt estrogen dẫn tới nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạchphụ nữ Cùng với đó, chị em có khả năng bị nám da làn da nhăn và kém tươi tắn ở độ tuổi mà đáng lẽ làn da và nhan sắc đang sung sức nhất.

Suy giảm estrogen ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

Tình trạng thiếu estrogen thường xảy ra ở phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là điều không thể tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng tử cung Không có trứng chín đồng nghĩa với việc không có thể vàng để tạo ra estrogen và progesteron, thay vào đó gan tuyến thượng thận cùng các u mỡ ở tuyến vú có nhiệm vụ sản sinh nội tiết tố nữ Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý làm suy giảm hệ miễn dịchsức khỏe phụ nữ loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận luôn đe dọa cuộc sống chị em làn da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống. Chị em gặp nhiều rối loạn về tâm lý và sinh lý như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ mất ngủtrầm cảm mất ham muốn tình dục

Cách khắc phục chứng thiếu hụt nội tiết tố nữ

Để tăng cường estrogen, chị em cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý. Bởi tập thể thao quá nặng cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen.

Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý như tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ giàu vitamin C như: kiwi cà chua cam quýt, đào chuối măng tây cà rốt súp lơ, ngô, đậu... hay các thức ăn giàu caroten như ớt cải xoăn rau bina cà rốt củ cải đường rau bồ công anh bắp cải bí đỏ ; thực phẩm giàu vitamin nhóm B: gan thịt bò cá ngừ yến mạch thịt gà tây, chuối khoai tây bơ; các loại thực phẩm có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành hạt hướng dương hạt điều hạt lạc (đậu phộng) sắn dây Đây đều là những thực phẩm giúp tăng estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên.

Khi sự thiếu hụt estrogen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì chị em cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị cụ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật