Khám phá 20 tác dụng chữa bệnh thần kỳ của cây quế ít người biết

Quế không chỉ là một gia vị thường dùng trong bữa ăn hằng ngày mà còn là vị thuốc thiên nhiên. Trong Y học cổ truyền, cây quế xếp ở vị trí thứ 3 trong danh mục 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.

Sơ lược về cây quế

Cây quế, tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, họ long não (Lauraceae). Là loại cây thân gỗ, sống lâu năm. Cây trưởng thành có thể cao từ 10 - 20m, đường kính đạt tới 40 cm, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành. Quế trồng từ 8 - 10 năm sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa quế có màu trắng hoặc phớt vàng, nở vào tháng 4 - 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau.

Quả quế chưa chín có màu xanh, sau khi chín chuyển sang màu tím than, 1kg quả quế có khoảng 2500 - 3000 hạt. Đối với vỏ quế, thời gian thích hợp nhất để thu hoạch là 20 - 30 năm sau khi trồng, và nên bóc vỏ quế vào giai đoạn thoáng 4- 5 hoặc 9 - 10 vì đây là 2 thời điểm vỏ quế dễ bóc nhất.

Ngoài là gia vị dùng trong nấu nướng, quế còn là một vị thuốc quý

Ngoài là gia vị dùng trong nấu nướng, quế còn là một vị thuốc quý

Trong các bộ phận của cây quế như vỏ quế, lá quế, rễ quế, hoa quế, gỗ quế đều có chứa tinh dầu đặc biệt trong vỏ là chứa hàm lượng tinh dầu lớn nhất, có thể lên tới 4 - 5 %. Tinh dầu quế được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị thơm, cay, nồng mang lại sự dễ chịu và thư thái của nó.

Trong Y học cổ truyền, quế xếp thứ 3 trong trong bốn vị thuốc quý, đó là: sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam là một trong những quóc qua trồng rất nhiều quế, hằng năm xuất khẩu hàng trăm tấn vỏ quế và hàng chục tấn tinh dầu quế trên toàn thế giới.

Tác dụng chữa bệnh của cây quế

1. Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).

2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.

3. Bệnh tim mạch: Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp

4. Chống ung thư: Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư Ngoài ra chất xơcanxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

5. Ngừa sâu răng và sạch miệng: Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

Một mẩu quế nhỏ sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho (ảnh minh họa)

Một mẩu quế nhỏ sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho (ảnh minh họa)

6. Bổ não: Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.

7. Giảm các bệnh truyền nhiễm: Với khả năng chống khuẩn, chống nấm chống vi rút chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.

8.Dễ chịu trong kỳ nguyệt san: Quế rất tốt cho phụ nữ giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.

9. Giảm đau do chứng viêm khớp: Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).

Quế và mật ong giúp chữa các bệnh xương khớp

Quế và mật ong giúp chữa các bệnh xương khớp

10. Tốt cho hệ tiêu hoá: Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt vì giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu buồn nôn rối loạn dạ dày tiêu chảy và chứng đầy hơi.

11. Giảm viêm đường tiết niệu: Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu

12. Chống nghẽn mạch: Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.

13. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu: Đau đầu do đi ngoài trời gió lạnh nhiều sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.

14. Tăng cường lưu thông máu: Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất giảm nguy cơ mắc bệnh tim

15. Giảm đau cơ và đau khớp: Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương

16. Cải thiện hệ miễn dịch: Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch giảm mệt mỏi làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ

17. Làm ấm cơ thể: Vị thơm, cay của quế có tác dụng làm ấm cơ thể, nhất là khi bị cảm lạnh hay cảm cúm

18. Ngừa mụn và mụn đầu đen: Quế giúp loại bỏ các chất độc trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.

19. Làm lành vết thương: Quế giúp cầm máu vì thế có tác dụng làm lành vết thương nhanh.

20. Tránh thai: Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này.

Một số bài thuốc cổ chữa bệnh sử dụng quế

Vị thuốc thường được dùng trong Y học cổ truyền là Nhục quế. Theo Y học cổ truyền, quế vị cay ngọt, tính nhiệt, quy vào các kinh thận Tỳ, Tâm cam nên có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tì, chỉ thống, làm ấm khí huyết Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau thổ tả phụ nữ đau kinh do hàm ngưng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ, ung nhọt có mủ chưa vỡ hoặc loét lâu ngày, chứng khí huyết hư.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian sử dụng quế có công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn:

Trị thận khí hư hạ nguyên lạnh đêm đi tiểu nhiều, chân tay đầu gối yếu, mặt sạn đen, không thiết ăn uống, eo lưng đau, nặng nề nhức mỏi, bụng dưới lục bục, tiểu tiện không thông: Thục địa 32g, Đơn bì 12g, Hoài sơn 16g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục quế 8g. Tất cả tán nhỏ, luyện mật ong làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 – 20 viên với rượu ấm, lúc đói, trước bữa ăn, ngày 2 lần.

Trị nguyên dương không đủ mệnh môn hỏa suy, tỳ vị hư lạnh, bụng đau, rốn lạnh, ăn uống kém, ăn vào nôn ra: Thục địa 320g, Hoài sơn (sao) 160g, Sơn thù (sao qua) 120g, Câu kỷ tử (sao qua) 160g, Đỗ trọng (sao nước gừng) 160g, Nhục quế 120g, Chế phụ tử 80g, Đường quy 120g. Đem Thục địa nấu thành cao, các vị kia tán nhỏ rồi trộn chung, giã nhuyễn viên bằng quả táo ta Mỗi lần uống 2 quả với nước sôi.

Trị khí lạnh phạm tâm, bụng đau, nôn nhiều không muốn ăn uống: Quế tâm 40g, Cao hương khương (giềng) 40g, Đương quy 40g,Thảo đậu khấu (bỏ vỏ) 60g, Hậu phác 80g (bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng sao) Nhân sâm 40g. Tất cả nghiền nhỏ cùng với nước cháo, làm viên mỗi viên bằng hạt ngô đồng (3/10g) mỗi lần uống 20 viên với nước cháo hoặc nước cơm trước bữa ăn.

Trị đau vùng tim, buồn bực, phiền não: Nhục quế 20g nghiền nhỏ, dùng rượu 100ml sắc còn 50m uống nóng.

Trị hàn lạnh, eo lưng đau, miệng lưỡi xanh, âm nang co, mình rét run, mạch huyền khẩn: Nhục quế 12g, Phụ tử 1g, Đỗ trọng 8g, Sắc uống nóng.

Trị sau đẻ trong bụng kết cục, đau: Bột quế uống với rượu ấm 1 – 2g, uống ngày 3 lần.

Trị trẻ con đi lỵ đỏ trắng, đau bụng không ăn được: Nhục quế, Hoàng liên lượng bằng nhau, tán nhỏ, hồ trộn làm hoàn bằng hạt đậu xanh Mỗi lần uống 5 – 10 với nước cơm.

Trẻ con đái dầm: Nhục quế nghiền nhỏ gan gà trống 1 bộ, hai vị lượng bằng nhau, giã nhừ, viên như hạt đậu xanh Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 10g với nước ấm.

Trị viên khớp gối (không sưng nóng đỏ, rất đau) và các loại âm thư (mụn sưng không đỏ - rất đau): Thục địa 40g, Nhục quế 4g, Ma hoàng 2g, Bạch giới tử 8g, Lộc giác giáo (cao ban long) 12g, Sinh cam thảo 4g, Gừng nướng đen 2g, Sắc uống.

Trị bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ: Nhục quế 80g, Đương quy 80g, Bồ hoàng (cỏ nến) 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu mỗi lần 1 thìa cà phê.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật