Các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch mà bạn nên biết

Phòng chống bệnh tim mạch ngoài biện pháp dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và thể dục để ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả nhất.

Các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch bao gồm

1. Ăn ít muối giúp giảm huyết áp

Một nghiên cứu của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ liên quan đến những chế độ ăn uống ngăn chặn tăng huyết áp đã cho thấy chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả hai nhóm người, nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp.
 
Càng ăn ít muối huyết áp càng thấp. Trong khi đó, một khảo sát gần đây đã cho biết, người Việt chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 - 22g mỗi ngày trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Người đang có tăng huyết chỉ nên ăn khoảng 2 - 3g mỗi ngày. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao.

Phòng chống bệnh tim mạch

Các biện pháp phòng chống bệnh tim mạch mà bạn nên biết

 
2. Rau quả, ngũ cốc giúp giảm độ mỡ và điều hòa huyết áp

Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy chất xơ trong rau quả và các loại đậu có tác dụng chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp Nhiều loại rau quả như khoai tâydưa hấu đậu nành có lượng K rất cao. Đặc biệt chuối còn có tỷ lệ potassium/sodium có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ Lượng potassium cao còn giúp bù trừ lại phần nào khuynh hướng ăn vào lượng muối nhiều hơn khuyến cáo.

3. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ

Thịt và mỡ động vật nhất là các loại thịt đỏ như thịt lợn thịt bò các loại sữatrứng có hàm lượng mỡ bão hòa cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.

Acid béo omega 3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt. Ngược lại, thịt và trứng có nhiều chất mỡ bão hòa làm gia tăng lượng cholesterol xấu (LDL) đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch. Nếu ăn thịt, chỉ nên ăn một ít thịt lợn, bò đã lọc bỏ mỡ hoặc thịt trắng như gà đã bỏ da nội tạng Chúng ta cũng cần cảnh giác với chất béo xấu và một lượng muối đáng kể luôn tiềm ẩn trong những sản phẩm thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp.

4. Không hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Thống kê cho thấy, người hút thuốc có tỷ lệ bị bệnh tim mạch cao hơn hai lần người không hút. Ai không hút nhưng phải hít khói của người hút cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn người thường. Chất nicotin trong thuốc lá làm mạch máu co hẹp, cản trở sự lưu thông của máu, làm huyết áp tăng. Khói thuốc lá làm tăng rủi ro vữa xơ động mạch và tăng các yếu tố làm đông máu. Hậu quả là các bệnh tim mạch tai biến mạch máu não dễ dàng xảy ra.

Vì vậy, chúng ta hãy nói không với thuốc lá hoặc đang hút thì ngưng. Chỉ cần một quyết tâm cùng với sự hỗ trợ của gia đình là ta có thể bỏ thói quen nghiện thuốc lá.

Phòng chống bệnh tim mạch

Người có thể dục thường xuyên sẽ sống khỏe hơn, lâu dài hơn

5. Tập thể dục đều đặn

Giúp giảm đường giảm mỡ giảm cân giảm huyết áp và giảm những bệnh tim mạch Người có thể dục thường xuyên sẽ sống khỏe hơn, lâu dài hơn và sẽ có xương cứng hơn những người ít hoạt động. Nên thể thao khoảng hơn 30 phút, 4 hoặc 5 ngày mỗi tuần.

6. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng gọi là chuẩn nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng 18 5 - 24,9 (cách tính là lấy số kg cân nặng chia cho con số mét chiều cao đã bình phương, đơn vị là kg/m2) và từ số 25 trở đi gọi là béo phì

Một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể đo vòng eo của mình bằng cách quấn thước dây quanh vòng eo ngang rốn vào buổi sáng sau khi đi tiểu xong chưa ăn uống gì ở tư thế đứng. Nếu vòng eo ≥ 90cm ở nam hoặc ≥ 80cm ở nữ thì được gọi là béo bụng Mức độ nguy hiểm của người béo bụng cũng giống như béo phì

Người béo phì sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng gấp 1,7 lần so với người không béo phì Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu; 80% người đái tháo đường typ II là có béo phì.

Do đó, chúng ta cần phải có chế độ ăn kiêng hợp lý cũng như chế độ vận động giúp kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép.

7. Hạn chế bia rượu

Tiêu thụ bia rượu vừa phải có thể chấp nhận được. Vừa phải là khoảng 360cc bia hai lần một ngày cho nam giới, một lần cho nữ giới. Nhưng quá nhiều rượu sẽ đưa tới tăng huyết áp tăng lượng chất béo triglycerid, giảm chất béo tốt HDL, tăng rủi ro vữa xơ động mạch Hậu quả là bệnh tim mạch tai biến não suy tim

8. Bệnh đái tháo đường

Người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 2 - 3 lần người không bị đái tháo đường Khoảng 2/3 người có ĐTĐ sẽ tử vong vì những bệnh tim mạch Chính vì vậy mà ai có ĐTĐ đều nên đặc biệt để ý và ngăn ngừa bệnh tim mạch Dĩ nhiên chế độ ăn thể dục uống thuốc là quan trọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật