Làm gì để phòng tránh những cơn đau dạ dày tái phát
Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV có hại như thế nào?
Tổn thương da là một trong các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ nhiễm HIV/AIDS?
Nguyên nhân
Do nhiễm H. pylori. Đây là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.
Người bệnh thường xuyên dùng thuốc giảm đau Một số thuốc - cụ thể là thuốc aspirin ibuprofen (advil, Motrin,…), naproxen (aleve) và ketoprofen (orudis) - có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày
Uống quá nhiều rượu: rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày
Sử dụng cocain: cocain có thể gây tổn thương dạ dày dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày
Stress: stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
Rối loạn tự miễn: một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.
Bệnh Crohn: bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa - hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
Xạ trị liệu và hóa trị liệu: các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn tới loét và viêm dạ dày.
Triệu chứng
Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.
Buồn nôn, nôn, chán ăn; ợ hoặc chướng bụng; cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.
Phần lớn các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đôi khi viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).
Viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên viêm dạ dày tiến triển lâu ngày được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.
Những thực phẩm, đồ uống cần tránh
Các loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ không gây viêm loét dạ dày như nhiều người tưởng nhưng tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt mù tạt hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.
Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua
Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét.
Các loại thực phẩm cần bổ sung
Các loại trái cây và rau quả có chứa falvonoid đã được chứng minh giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn HP. Ăn các loại thực phẩm có chứa các chất này có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và cho phép chữa lành các vết loét. Flavonoids được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, ăn các thức ăn như táo, cây nam việt quất chanh hành tây và tỏi có thể là một phần quan trọng của chế độ ăn uống của bạn trong khi bạn có một vết loét. Trái cây và rau quả cũng chứa chất chống oxy hóa mà cũng có thể rất hữu ích khi bạn có một vết loét.
Thực phẩm giàu chất xơ: ăn một chế độ ăn uống có nhiều chất xơ cũng có thể giúp dạ dày của bạn chữa lành khi bạn có một vết loét. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu và các loại ngũ cốc như gạo bánh mì và mì. Những loại này có chứa các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng mà dạ dày cần để phục hồi các vết loét. Chất xơ cũng có thể giúp hấp thụ một số axit dư thừa. Một số thực phẩm với lượng chất xơ cao có thể gây ra khí và đầy hơi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh chất xơ trong khi bạn có một loét. Khi tiêu thụ các chất xơ nếu thấy hiện tượng khó chịu thì nên dừng lại, còn nếu không có hiện tượng khó chịu thì vẫn có thể ăn được bình thường.
Phòng ngừa
Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày và các rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày...; hạn chế hoặc tránh uống rượu; không hút thuốc lá; thay thuốc giảm đau Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm không steroid như: aspirin ibuprofen... Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen
Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.
Rèn luyện thói quen tốt
Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh: ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa và thư giãn khi ăn.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh: ợ nóng chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân
Tập luyện nhiều: tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
Hạn chế stress: stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:06 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:02 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:06 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023