Sữa chua ăn thế nào để tăng lợi ích, bạn đã biết chưa?

Sữa chua là dùng sữa tươi hoặc sữa bột, sau khi pha theo tỷ lệ, được lên men bởi một trực khuẩn rất hoạt động (Bacilus bulgaricus) thuộc họ Lactobaccteriaceae. Sữa chua có nhiều loại: sữa chua chưa tách béo và sữa chua tách béo, sữa chua có đường và không đường, sữa chua hoa quả... nên thích hợp cho mọi độ tuổi và cả thể trạng béo, gầy, người muốn giảm cân đều dùng được.

Sữa chua khác sữa bò thường thế nào?

Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng sữa chua có nhiều ưu điểm hơn sữa bò thường. Bởi ngoài những giá trị dinh dưỡng có thể đem lại, sữa chua còn có khả năng giúp tăng cường sức khỏe cơ thể...

Trong sữa chua có nhiều đường đôi lactoza, khi lên men chuyển thành các đường đơn glucoza, galactoza, sau đó chuyển thành axit lactic Axit này tác dụng với canxi cazeinat có trong sữa tạo ra axit cazeinic và canxi lattat dễ tiêu hóa Một số vi khuẩn sữa chua còn tạo quá trình pepton - hóa sữa, chúng tạo nên enzym proteaza có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do, có thể dễ hấp thu. Mặt khác, độ pH sữa chua kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây men thối trong ruột và vi khuẩn gây bệnh. Một số nghiên cứu còn cho rằng, các vi khuẩn đã tạo nên sữa chua có thể làm tăng số interferon gama giúp hệ miễn dịch chống lại bệnh tật và sữa chua còn có tác dụng làm giảm cholesterol

Những lợi ích của sữa chua đối với cơ thể

Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong sữa chua có rất nhiều các vi sinh vật probiotic rất có lợi cho đường tiêu hóa, giúp đường ruột hạn chế được rất nhiều các vi sinh vật bất lợi có thể gây rối loạn tiêu hóa nhiễm khuẩn đường ruột Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định protein trong sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày; lactat ngăn chặn táo bón và ức chế vi khuẩn có hại; pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu bạn bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa hoặc đầy hơi, bạn nên ăn sữa chua trong khoảng thời gian vài tuần.

Bổ sung vitamin và khoáng chất: Trong sữa chua có nhiều khoáng chất như kali canxi phốtpho, iốt, riboflavin, kẽm và vitamin D, B5 canxi và sắt giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu; vitamin A có thể ngăn ngừa ung thư Khi bạn ăn 1 hộp sữa chua sẽ cung cấp cho cơ thể ít nhất 20% lượng canxi và ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hàng ngày. Ngoài ra vitamin B12 cũng được tìm thấy nhiều trong thành phần của sữa chua (vitamin này thường có trong các loại thịt trứng ), nó giúp hệ thống thần kinh hoạt động tốt hơn do duy trì và bổ sung các tế bào máu.

Sữa chua có thể ngăn ngừa tăng huyết áp: Theo tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, những người ăn sữa chua thường xuyên sẽ giảm nguy cơ về các bệnh tăng huyết áp bệnh tim mạch và thận hơn 54% so với những người ít ăn hoặc không sử dụng sữa chua. Khi sử dụng sữa chua hàng ngày, kali có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể nên ngăn ngừa tăng huyết áp

Tăng sức đề kháng: Ăn sữa chua thường xuyên cũng làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Theo một nghiên cứu tại Đại học Vienna, ăn khoảng 200g sữa chua (tương đương với 2 hộp mỗi ngày) sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng với bệnh tật nhiễm khuẩn Do đó, việc sử dụng sữa chua hàng ngày có ít triệu chứng cảm lạnh hơn so với những người không sử dụng sữa chua thường xuyên.

Bảo vệ răng lợi: Theo các nghiên cứu tại Đại học Marmara, Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm, sữa chua có hàm lượng chất béo thấp nên không gây ra các vấn đề về răng miệng. Mặt khác, axit litic có trong sữa chua cũng góp phần bảo vệ nướu, lợi rất tốt. Những người sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ giảm 60% nguy cơ gặp các bệnh về nha khoa so với những người không sử dụng sữa chua.

Giảm mỡ bụng: Theo một nghiên cứu của TS. Michael Zemel từ Đại học Tennessee, Knoxville, khi ăn sữa chua, cơ thể bạn tiết ra ít cortisol hơn, giúp cho các axit amin dễ dàng đốt cháy các chất béo làm giảm hàm lượng mỡ bụng Do đó, những người áp dụng ăn kiêng kết hợp với sữa chua giúp giảm tới 22% kích thước của vòng eo so với những người chỉ áp dụng ăn kiêng đơn thuần. 

Điều cần biết khi ăn sữa chua

Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn. Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 5,4 trở lên, còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ pH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn uống dịch vị loãng ra và độ pH lên đến 4-5. Như vậy, nếu ăn sữa chua vào lúc đói bụng thì men lactic trong sữa chua dễ bị phá hủy nên tác dụng bổ dưỡng của sữa chua sẽ bị giảm. Hoặc trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày bằng cách ăn lót dạ một chút như vài cái bánh quy mặn... rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml, sau đó mới ăn sữa chua. Không ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày, mỗi ngày chỉ cần 200-300ml (tương đương 2-3 hộp).

Tuyệt đối không được ăn sữa chua cùng những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích lạp xưởng... bởi vì khi chế biến thịt, người ta có cho thêm nitre, cũng chính là nitric (III) axit, khi kết hợp với amin trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamin - một trong những chất gây ung thư rất mạnh. Không dùng chung sữa chua với các loại thuốc bởi các chất có trong thuốc kháng sinh hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Những người đang phải điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc chữa tiêu chảy thì thời gian ăn sữa chua và thời gian uống thuốc nên cách xa nhau từ 2-3 tiếng. Sữa chua chỉ có thể ăn nguội hoặc ngâm cách thủy cho hơi ấm, tuyệt đối không đun nóng, hoặc quay nóng bằng lò vi sóng sẽ làm sữa vón cục và mất tác dụng của các men vi sinh có trong sữa chua.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật