Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc giúp người đang điều trị ung thư

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đang điều trị ung thư là rất quan trọng.

Hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách chăm sóc hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Theo Cán bộ điều dưỡng Lê Thị Như Hoa (Bệnh viện Ung bướu Hà Nội), để chăm sóc dinh dưỡng cho người bị bệnh ung thư là rất quan trọng. Người đang trong liệu trình điều trị ung thư cần ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; đảm bảo chế độ vệ sinh thực phẩm trong đồ ăn uống: không dùng thực phẩm ôi thiu kém chất lượng rửa sạch trước khi chế biến…; không nên ăn đồ ăn quá nóng hay quá chua; không dùng chất gây kích thích như rượu bia cà phê thuốc lá… và đặc biệt nên uống nhiều nước, khoảng 2,5 – 3lít nước/ngày…

Đối tượng này cần có chế độ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn cần có đủ thành phần: Tinh bột (gạo, bánh mỳ, ngô, khoai…) chất đạm (thịt, cá trứng sữa …), chất béo (dầu thực vật…) vitamin ( rau xanh hoa quả…).

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Người đang điều trị ung thư cần ăn đa dạng các loại thực phẩm khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm... từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc thịt bò Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Tinh bột: Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô lúa mì hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây khoai lang khoai sọ sắn...) rất tốt trong thời kỳ điều trị bằng hóa chất và phóng xạ, khi cảm thấy buồn nôn nôn mửa…Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư

Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, dễ tiêu hóa, chưa qua tinh chế.

Người đang điều trị ung thư nên tránh các loại thực phẩm chế biến theo cách muối như dưa chua, cá om muối; không ăn thịt, cá hun khói thực phẩm nướng rán nhiều dầu mỡ; không ăn cay. Ngoài ra, cũng tùy theo tình trạng sức khỏe và loại bệnh ung thư mà người bệnh cần chọn lựa thức ăn phù hợp.

Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin

Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Một điều cần thiết với các bệnh nhân ung thư là nên ăn thành nhiều bữa trong ngày với số lượng ít để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất, ăn lỏng, dễ tiêu hóa (phômai khoai tây nghiền, mỳ sợi, bún phở bột ngũ cốc khuấy..) có nhiều albumin ít chất béo, ít mặn, tránh ăn các thức ăn khô, cứng, chứa nhiều đường. trong bữa ăn nên có rau nước cam ép, nước hoa quả ép (trái cây mềm như chuối dưa hấu…).

'Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn', điều dưỡng Lê Thị Như Hoa nhấn mạnh.

Mặt khác người bệnh nên tập thể dục xoa bóp tay chân nhẹ nhàng; thư giãn bằng hình ảnh, đọc sách, báo, nghe nhạc…

Đừng coi thường vệ sinh cá nhân

Đối với răng miệng: Chăm sóc răng miệng sạch sẽ với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư rất quan trọng nên cần vệ sinh răng miệng tối thiểu 4 lần/ngày, dùng bàn chải mềm nước súc miệng (nước muối, bicarbonate,…) để vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tránh súc miệng bằng các dung dịch có chứa cồn giữ ẩm cho đôi môi bằng vaselin thoa môi. Không uống rượu.

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư rất quan trọng nên cần vệ sinh răng miệng tối thiểu 4 lần/ngày.

Chăm sóc da: Tránh để xây xát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da, đội mũ nón khi ra ngoài, dùng kem chống nắng… Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát người. Dùng loại vải cotton thoáng mát…

Tinh thần: Với những bệnh này cần phải lạc quan, cởi mở, thân tình chia sẻ với bác sỹ, điều dưỡng và người thân những khó khăn để cùng giải quyết; không nên bi quan có suy nghĩ tiêu cực… Đặc biệt trong quá trình điều trị với phụ nữ không nên có thai trong quá trình điều trị.

Cán bộ điều dưỡng Lê Thị Như Hoa lưu ý, với người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh ung thư, một điều quan trọng cần nhớ: Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế tin cậy khi bệnh nhân gặp các vấn đề sau:

- Có dấu hiệu sốt hoặc nhiễm trùng: Sốt > 38 độ C, rét run hoặc vã mồ hôi tiêu chảy ho có đờm mẩn đỏ trên da bất thường…

- Nôn buồn nôn nhiều, không ăn, uống > 24h

- Chảy máu tự nhiên (mũi, chân răng, hậu môn…) hoặc tím tay, chân…

- Đột ngột đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt; bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc cảm giác bất an nào đó khiến cho người bệnh lo lắng ngay sau hoặc trong khi truyền hóa chất.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đang điều trị ung thư là rất quan trọng.

Thạc sỹ, BS Bùi Quang Biểu bệnh viện Trung ương quân đội 108, cũng chia sẻ: Một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm - bột đường - béo - vitamin khoáng chất - nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao.... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là 'cung cấp thêm chất đạm cho khối u' như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất.

Đặc biệt, bệnh nhân nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật