Dinh dưỡng phòng bệnh tim mạch không phải ai cũng biết

Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch trong đó có nguyên nhân do chế độ ăn và lối sống. Vì vậy, yếu tố dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh.

Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm hút thuốc lá thừa cânbéo phì tăng huyết áp rối loạn mỡ máu đái tháo đườnglối sống ít vận động. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này có thể thay đổi và kiểm soát được, như ngừng hút thuốckiểm soát huyết áp điều chỉnh rối loạn mỡ máu kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động… điều chỉnh chế độ ăn vẫn luôn là nền tảng trong việc phòng và điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu cho thấy việc thay đổi số lượng cũng như thành phần các chất dinh dưỡng (chất đa lượng, chất vi lượng) có trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm các yếu tố sau:

Tổng năng lượng

Béo phì là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch đồng thời sự phân bố mỡ trong cơ thể cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng, người béo bụng có nguy cơ cao nhất. Để đánh giá mức độ béo phì người ta dựa vào chỉ số BMI (được gọi là chỉ số khối, tính bằng trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao (kg/m2). Những người béo phì ảnh hưởng đáng kể tới suy tim nguy cơ suy tim tăng gấp đôi ở những bệnh nhân béo phì (BMI lớn hơn hoặc bằng 30kg/m2) so với người không béo phì. Vì vậy giảm cân rất cần thiết đối với người béo phì và duy trì cân nặng ở mức BMI từ 18,5 - 24,9kg/m2.

Có thể tính đơn giản như: lấy chiều cao (cm) trừ đi 100, rồi đem số còn lại chia 10 nhân 9. Ví dụ, một người cao 160cm thì mức cân nên có là: (160-100)/10 x 9 = 54 kg.

Nếu ăn quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì các bệnh về chuyển hoá đái tháo đường tăng huyết áp… Người ăn quá mức tiêu hao thì sẽ tăng cân ngược lại ăn ít hơn mức tiêu hao thì sẽ bị giảm cân Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định.

Lương thực chính của người Việt Nam là gạo, tùy theo vùng miền còn có các loại lương thực khác như ngô (bắp) ở miền núi, cao nguyên; khoai ở đồng bằng; củ ở trung du, miền núi.

Lượng gạo hàng ngày ở người trưởng thành trung bình là 300-350g, tương đương khoảng 6 bát (chén) cơm. Nếu ăn ngô, 1 bắp ngô tương đương 1 bát cơm, vậy lượng ngô khoảng 6 bắp. Nếu là khoai khoảng 6 củ lớn mỗi ngày.

Chất béo (lipid)

Số lượng và loại chất béo đều quan trọng. Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng tổng lượng chất béo nên từ 15-20% tổng năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, loại chất béo sử dụng quan trọng hơn tổng lượng chất béo. Chế độ ăn có nhiều axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ, thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp được chế biến ở nhiệt độ cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

Trong khi đó axít béo không no làm giảm nguy cơ này, chất béo chứa axít béo loại này được tìm thấy ở dầu mè dầu hạt hướng dương dầu đậu nành dầu hạt bắp, cá, hải sản… Khi thay thế axít béo no bằng axít béo không no có tác dụng làm giảm nguy cơ tim mạch. Các chuyên gia khuyên mỗi tuần nên có 3-5 lần ăn cá hải sản, thay thế cá cho thịt. Đối với những người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá thiên nhiên mỗi ngày 2-3g.

Chất đường (glucid)

Glucid gồm các loại chất bột, đường và chất xơ là thành phần dinh dưỡng cơ bản, chiếm khối lượng lớn nhất và cung cấp năng lượng nhiều nhất trong khẩu phần ăn. Thay thế axít béo no bằng lượng năng lượng từ axít béo không no hoặc glucid đều có tác dụng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch Nguồn glucid trong thực phẩm: Gạo tẻ, khoai củ tươi, mì sợi bánh mì khoai củ khô; bột khoai khô; bánh phở; sắn tươi; bún; miến …

Chất đạm (protid)

Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Các loại đậu, những loại thực phẩm thuộc họ đậu như đậu xanh đậu đỏ đậu phộng… rau có màu xanh đậm (như cải bó xôi bông cải xanh) rất giàu đạm.
Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch nên ăn các loại chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, giá đậu, nước đậu,…

Chất xơ (fiber)

Một số thành phần xơ có khả năng giữ nước cao và được gọi là xơ tan. Xơ tan có trong các loại thực phẩm như một số trái cây, nước trái cây (mận, quả mọng), bông cải cà rốt khoai tây khoai lang hành. Xơ tan có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra chất xơ còn gây cảm giác no giúp tránh ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân

Các vi chất dinh dưỡng

Các vi chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất rất cần cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi thiếu vitamin B12, B6, axít folic làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu Nhưng trong chế độ dinh dưỡng hiện nay, hầu hết còn chưa cung cấp đủ các vi chất, vì thế cần được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (từ rau và trái cây).

Ngoài ra các chất chống ôxy hóa cũng ảnh hưởng đến quá trình xơ vữa động mạch Chế độ ăn có nhiều chất chống ôxy hóa (vitamin E vitamin A vitamin C, selen) có thể giảm tới 20-40% nguy cơ bệnh mạch vành

Bên cạnh đó các muối khoáng vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nhất là trong tim mạch natri (từ muối ăn) và các chất điện giải khác đều ảnh hưởng đến huyết áp Khoảng 50% người tăng huyết áp có nhạy cảm với muối. Giảm lượng natri giúp phòng ngừa chứng tăng huyết áp và cũng được xem như một phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp Khuyến cáo gần đây khuyên nên hạn chế lượng muối ăn vào dưới 6g/ngày bằng cách chọn những thức ăn ít muối và hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, không ăn kèm muối khi ăn, ví dụ như khi ăn trái cây…

Ngược lại kali magiê canxi liên quan nghịch với huyết áp Chế độ ăn đủ các vi chất này giúp làm giảm huyết áp. Để tăng cường các chất điện giải này bằng cách tăng cường ăn lượng rau, trái cây ngũ cốc nguyên hạt, và các sản phẩm làm từ sữa ít béo.

Theo BS Ngô Tuấn Anh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật