Valsartan Stada 80mg/160mg và một số thông tin về thuốc bạn cần chú ý

Thuốc Valsartan Stada 80mg/160mg có công dụng điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em và trẻ vị thành niên 6 - 18 tuổi. Điều trị suy tim có triệu chứng ở người lớn khi không thể dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hay là liệu pháp thêm vào thuốc ức chế ACE khi không thể dùng thuốc chẹn beta. Dưới đây là những thông tin về thuốc bạn đọc cần chú ý.

Thông tin về thuốc Valsartan Stada 80mg/160mg

1. Thành phần:

- Mỗi viên nén bao phim Valsartan Stada 80mg chứa:

Valsartan 80mg

Tá dược vừa đủ 1.viên

- Mỗi viên nén bao phim Valsartan Stada 160mg chứa:

Valsartan 160mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

 Thuốc Valsartan Stada 80mg/160mg điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn

Thuốc Valsartan Stada 80mg/160mg điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn

2. Chỉ định:

+ Điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở người lớn tăng huyết áptrẻ em và trẻ vị thành niên 6 - 18 tuổi.

+ Điều trị suy tim có triệu chứng ở người lớn khi không thể dùng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hay là liệu pháp thêm vào thuốc ức chế ACE khi không thể dùng thuốc chẹn beta.

+ Điều trị sau nhồi máu cơ tim (12 giờ - 10 ngày) ở người lớn (đã ổn định về lâm sàng) suy tim có triệu chứng hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái không có triệu chứng.

3. Liều lượng và cách dùng:

+ Valsartan STADA được dùng đường uống, không phụ thuộc vào bữa ăn, nên được uống với nước.

+ Tăng huyết áp: Valsartan được dùng với liều khởi đầu 80mg x 1 lần/ngày, tác dụng hạ huyết áp đạt được trong vòng 2 tuần, tác dụng tối đa đạt được trong vòng 4 tuần. Với những bệnh nhân huyết áp chưa được kiểm soát ở liều 80 mg, có thể tăng liều đến 160mg x 1 lần/ngày và tối đa 320mg x 1 lần/ngày.

+ Suy tim: Liều khởi đầu valsartan 40mg x 2 lần/ngày. Khi có dung nạp nên tăng liều đến 160 mg x 2 lần/ngày.

+ Sau nhồi máu cơ tim: Valsartan có thể khởi đầu sớm 12 giờ sau khi nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân đã ổn định về lâm sàng, liều bắt đầu 20 mg x 2 lần/ngày, có thể gấp đôi liều trong khoảng thời gian trên vài tuần tiếp theo đến 160mg x 2 lần/ngày nếu dung nạp.

- Trẻ em và trẻ vị thành niên 6 - 18 tuổi:

+ Tăng huyết áp: Trẻ em < 35kg: 40mg x 1 lần/ngày, trẻ em ≥ 35kg: 80mg x 1 lần/ngày. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của huyết áp. Liều tối đa được thể hiện ở bảng dưới đây:

Liều dùng với trẻ em và trẻ vị thành niên 6 -18 tuổi

Liều dùng với trẻ em và trẻ vị thành niên 6 -18 tuổi

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.

- Bệnh nhân suy thận:

+ Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng valsartan ở bệnh nhi có Clcr < 30 ml/phút.

+ Người lớn: Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân có Clcr ≥ 10 ml/phút.

+ Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có Clcr < 10 ml/phút.

Bệnh nhân suy gan: thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân suy gan Liều dùng của valsartan không vượt quá 80 mg ở người bệnh suy gan mức độ nhẹ đến trung bình không kèm theo ứ mật. Chống chỉ định dùng valsartan cho người bệnh suy gan nặng có kèm theo ứ mật.

4. Chống chỉ định:

+ Bệnh nhân quá mẫn với valsartan hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

+ Bệnh nhân suy gan nặng xơ gan tắc mật và ứ mật.

+ Ở quý 2 và 3 của thai kỳ

+ Không dùng đồng thời valsartan với aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hay suy thận

5. Phụ nữ có thai và cho con bú:

Phụ nữ có thai: Những thuốc tác động trực tiếp lên hệ renin-angiotensin có khả năng gây tổn thương và tử vong cho thai nhitrẻ sơ sinh khi dùng cho phụ nữ có thai. Nếu phát hiện có thai, nên ngừng dùng valsartan càng sớm càng tốt.

Phụ nữ cho con bú: Chưa rõ valsartan có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nhưng valsartan được bài tiết qua sữa của chuột nuôi con bú. Do khả năng gây ra tác dụng không mong muốn ở trẻ đang bú mẹ, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc sau khi cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan nặng

Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan nặng

 

6. Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Chưa có dữ liệu đề cập về ảnh hưởng của valsartan lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khi lái xe hoặc vận hành máy móc cần lưu ý là thỉnh thoảng chóng mặt hoặc mệt mỏi có thể xảy ra trong thời gian điều trị với bất kỳ loại thuốc trị tăng huyết áp nào.

7. Tác dụng phụ:

- Thường gặp:

+ Thần kinh trung ương: Hoa Mắt chóng mặt, mệt đau đầu

+ Thận: Tăng urê máu.

- Ít gặp:

tim mạch: Hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế, ngất.

+ Nội tiết và chuyển hóa: Tăng kali huyết thanh.

+ Tiêu hóa: tiêu chảy đau bụng buồn nôn đau bụng trên.

+ Máu: giảm bạch cầu trung tính.

+ Cơ xương: Đau khớp đau lưng

+ Mắt: Nhìn mờ.

+ Thận: Tăng creatinin huyết thanh, rối loạn chức năng thận.

+ Hô hấp: ho khan

+ Khác: Nhiễm virus

- Hiếm gặp:

+ Miễn dịch: Phản ứng dị ứng ngứa phát ban trên da, phản ứng phản vệ phù mạch tăng nhạy cảm với ánh sáng rụng tóc

+ Máu: thiếu máu thiếu máu tế bào nhỏ, giảm hematocrit/hemoglobin, giảm tiểu cầu

+ Thần kinh: lo âu lơ mơ mất ngủ dị cảm bất lực.

+ Tiêu hóa: chán ăn khô miệng rối loạn vị giác táo bón khó tiêu đầy hơi, nôn.

+ Hô hấp: khó thở

gan mật: viêm gan các chỉ số xét nghiệm chức năng gan tăng.

+ Thần kinh – cơ xương: co cơ đau cơ tiêu cơ vân cấp.

tim mạch: Đánh trống ngực đau ngực

8. Dạng trình bày và hạn dùng:

+ Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.

+ Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật