Loại sữa nào người ốm không nên uống tránh làm hại đến sức khỏe?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi bị ốm, cơ thể mệt mỏi cần được bổ sung các chất dinh dưỡng để phục hồi thể trạng. Tốt nhất nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng (cháo, súp...) để dễ tiêu hóa hoặc có thể uống sữa để bổ sung năng lượng.

Tuy nhiên lúc này, cần chọn loại sữa không chứa đường lactose để tránh gây đầy bụng khó tiêu nhất là với những người không quen uống sữa hoặc có cơ địa dị ứng với các thành phần của sữa.

Các chuyên gia khuyến cáo, để người bệnh nhanh phục hồi cơ thể, nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn.

Các chuyên gia khuyến cáo, để người bệnh nhanh phục hồi cơ thể, nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn.

Cẩn trọng với người bị dị ứng sữa

Đưa cậu con trai 2 tuổi trở về từ bệnh viện chị Hồ Thị Minh (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị vừa phải xin nghỉ làm 1 tuần để chăm con. Cháu bé hết bị sốt virus lại bị tiêu chảy Theo lời chị Minh, ban đầu cháu chỉ bị sốt cao, sau khi nằm điều trị tại bệnh viện 3 ngày thì hạ sốt và được xuất viện về nhà chăm sóc. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, vợ chồng chị lại tức tốc cho con vào viện vì cháu quấy khóc cả đêm, liên tục đi ngoài ra phân lỏng, người mẩn đỏ, có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp.

Chị Minh kể: “Từ lúc ở viện về, con không chịu ăn gì, chỉ uống sữa. Thấy thế, tôi cũng có ép con uống nhiều hơn so với ngày thường. Thế nhưng sau đó, con kêu đau bụng và đi ngoài liên tục. Đưa con đến viện, các bác sĩ bảo con đang mệt, hệ tiêu hóa chưa phục hồi hoàn toàn nên không thể xử lý kịp lượng sữa quá nhiều, dẫn đến tình trạng con bị tiêu chảy”. Tuy nhiên theo chị Minh, từ trước đến giờ, chị luôn nghĩ khi người mệt mỏi, việc bổ sung sữa là cần thiết để phục hồi cơ thể, chứ chưa hề biết đến tác hại của việc làm trên.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Hầu hết mọi người sau khi bị ốm đều có cảm giác mệt mỏi cơ thể thiếu sức sống. Điều này cũng kéo theo tình trạng người bệnh thường chán ăn hoặc sợ thức ăn. Trong trường hợp trên, bên cạnh việc cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa vẫn có thể cho bệnh nhân uống sữa để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên lúc này, cần chọn loại sữa không chứa đường lactose để tránh gây đầy bụng khó tiêu nhất là với những người không quen uống sữa hoặc có cơ địa dị ứng với các thành phần của sữa.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm phân tích: Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho cơ thể, kích thích các vi khuẩn có lợi, tốt cho hệ tiêu hóa giúp phát triển hệ miễn dịch nhất là với trẻ nhỏ. Khi lactose vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactose. Tuy nhiên, khi cơ thể không có, hoặc thiếu hụt men này sẽ không dung nạp được lactose. Khi đó, đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic gây ra các triệu chứng như chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy…

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, có những người khỏe mạnh, sau khi uống sữa vẫn bị đau bụng tiêu chảy hay thậm chí nổi mẩn dị ứng Đây là phản ứng xảy ra với những người có cơ địa dị ứng với sữa. Do vậy, với những đối tượng trên, không nên dùng sữa trong mọi trường hợp để tránh gây hại cho cơ thể. Trong đó trẻ em thường là đối tượng dễ bị hiện tượng này.

Về vấn đề trẻ bị dị ứng sữa PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết dị ứng đạm sữa bò là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò. Khi trẻ mắc phải tình trạng này, hệ miễn dịch nhận diện sai lầm protein trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách phản ứng lại các chất protein này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: Da, hệ hô hấp hệ tiêu hóa, thậm chí toàn thân của trẻ.

Khi bị dị ứng sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng ngay lập tức như phồng rộp trong miệng, nôn trớ thở khò khè nổi ban đỏ, mặt sưng phù hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Bên cạnh đó, cũng có những trẻ phản ứng từ từ thông qua các dấu hiệu như: Bứt rứt, khó chịu đau bụng, phân có máu khi đi vệ sinh…

Người ốm nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh phục hồi cơ thể sau một trận ốm kéo dài. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc người nhà bệnh nhân nên xây dựng thực đơn cho người bệnh đảm bảo cung cấp đủ các thành phần như: Chất đạm, chất béo, bột đường và các vitamin

Chẳng hạn, nên cho người mới ốm dậy ăn thức ăn mềm, lỏng (cháo, súp...) để dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tăng cường rau xanh, trái cây và bổ sung nước uống đầy đủ cho người bệnh. Một số loại thực phẩm giúp phục hồi sức khỏetăng cường miễn dịch được khuyến cáo sử dụng cho người mới ốm dậy như tảo bẹ loài thực vật rất giàu canxi magiê kali và là nguồn bổ sung iốt cho tuyến giáp

Người vừa khỏi bệnh rất cần bổ sung vi khoáng này vì ngoài việc giúp cơ thể điều tiết và tổng hợp hormone tuyến giáp iốt còn có tác dụng vô hiệu hóa các loại vi khuẩn Ngoài tảo bẹ, một số loại rau củ khác chứa iốt gồm dền cải xoong rau chân vịt khoai tây đậu xanh Bên cạnh đó, nên sử dụng nấmgừng tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là những người mới ốm dậy.

Ngoài ra, có thể cho người bệnh ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và thường xuyên đổi bữa để người bệnh đỡ cảm giác chán và ngấy trong các bữa ăn. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các sản phẩm khó tiêu, chất bột, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… để tránh cảm giác chướng bụng khó tiêu, làm bệnh ngày càng nặng hơn, đồng thời không nên dùng các chất kích thích như cà phê rượu bia thuốc lá vì sẽ khiến cơ thể suy nhược, kéo dài thời gian hồi phục sức khỏe

Với những người ốm, mệt nên để người bệnh ở trong phòng thoáng mát, yên tĩnh để bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, tránh nơi ồn ào căng thẳng Khuyến khích người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, nhanh phục hồi cơ thể.

Những lưu ý khi uống sữa

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sữa là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này để tránh gây hại cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Chẳng hạn, không nên uống sữa quá đặc vì khi đó lượng đường cao hơn rất nhiều, vừa gây cảm giác ngấy sau khi uống, vừa có nguy cơ gây đau bụng thậm chí là táo bón ở trẻ

Bên cạnh đó, với những người bị viêm loét đường tiêu hóa cũng nên hạn chế dùng sữa vì sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày gia tăng bài tiết acid trong ruột khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, những người bị dị ứng sữa, tuyệt đối không uống sữa để tránh gây hại cho cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật