Dị ứng, khi nào nguy hiểm? Các ban hãy tham khảo thêm về nó nhé!

Dị ứng là chứng bệnh gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 30% dân số gặp các vấn đề liên quan đến dị ứng.

Căn nguyên gây dị ứng rất đa dạng. Có những dạng dị ứng chỉ gây phiền toái như: viêm mũi dị ứng mẩn ngứa ngoài da. Nhưng có những dị ứng đặt bệnh nhân trước nguy cơ tử vong, nhất là tình trạng sốc phản vệ trong dị ứng thực phẩm - dược phẩm hen suyễn khó thở do dị ứng gây phù nề thanh quản.

Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng Bệnh thường bắt đầu trước 20 tuổi (80% trường hợp). Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Vậy phản ứng dị ứng là gì? Nguyên nhân và hậu quả của phản ứng dị ứng ra sao là vấn đề nhiều người quan tâm.

Dị ứng là gì?

Phản ứng dị ứng là một chuỗi các hiện tượng phức tạp liên quan đến nhiều thành phần tế bào các chất hóa học và các mô toàn cơ thể. Đây là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp

Thực tế dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm, là phản ứng không thích hợp của hệ thống miễn dịch với những chất bình thường. Nó kích hoạt quá mức các dưỡng bào (bạch cầu mast) và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến một phản ứng viêm nặng thông thường bao gồm chàm phát ban tiêu chảy lên cơn hen suyễn Những chất thúc đẩy dị ứng được gọi là dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà nấm mốc lông thú, côn trùng và một vài loại thực phẩm

Các yếu tố gây dị ứng

Ai cũng có thể bị dị ứng dị ứng có xảy ra tùy thuộc cơ địa của từng người. Theo nghiên cứu, những cặp song sinh nếu bị dị ứng thì cả hai cùng bị và nếu gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị dị ứng thì nguy cơ người đó bị dị ứng rất cao.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng dị ứng trong đó thực phẩm cũng là một nhóm nguyên nhân hay gặp. Trên thực tế rất nhiều người bị dị ứng khi uống sữa tươi, một số loại củ quả mật ong nhộng ong nhộng tằm thực phẩm có nguồn gốc hải - thủy sản hay gây dị ứng hơn các loại thực phẩm khác và loại thực phẩm này gây dị ứng theo ba cách: do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự.

Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng; một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.

Một số hải sản có chứa nhiều chất histamin Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại đa số những người không bị dị ứng hải sản Còn hiện tượng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải, (hiện tượng ngộ độc histamin).

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường lối sống mất vệ sinh, bệnh nhiễm trùng sự xuất hiện của nhiều loại hóa chất tổng hợp mới có khả năng gây dị ứng cao và chế độ ăn uống thay đổi. Các loại thuốc hay gây dị ứng nhất là thuốc kháng sinh trong đó penicillin chiếm tỷ lệ cao nhất.

Hóa chất gây dị ứng thì đa dạng như các loại hóa chất dùng trong công nghiệp thuộc da, dệt vải; thuốc trừ sâu diệt cỏ, kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp; hóa chất dùng trong mỹ phẩm như phấn, son, sáp môi...

Các tác nhân từ môi trường bị ô nhiễm như khói bụi xăng dầu, xác động vật bị nghiền nhỏ hóa bụi. Tiếp đến là nhóm các dị nguyên có nguồn gốc thực vật như phấn hoa, nhựa cây, lá cây độc. Các dị nguyên có nguồn gốc động vật như chất độc các loại côn trùng (ong, rắn bọ cạp sứa...). Dị ứng có căn nguyên do nhiễm nấm nhiễm ký sinh trùng như giun, sán các loại.

Chẩn đoán và điều trị

Để xác định bệnh nhân có dị ứng hay không, các bác sĩ khai thác bệnh sử và khám xét kỹ lưỡng. Nếu cần thiết thì có thể sẽ được chỉ định làm một số test đặc hiệu như: test lảy da với các dị nguyên nghi ngờ, đo chức năng hô hấp hoặc đôi khi làm test máu (IgE đặc hiệu), để xác định chính xác chất nào gây ra dị ứng, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị cụ thể cho bệnh nhân như:  Giảm tối thiểu tiếp xúc với dị nguyên đặc hiệu trong môi trường dùng thuốc giảm các triệu chứng dị ứng và giảm viêm mạn tính. Điều trị giải mẫn cảm.

Chính vì thế điều trị dị ứng chủ yếu dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc kiềm chế bớt sự nóng tính của hệ miễn nhiễm. Để chữa dứt dị ứng, chỉ có cách tìm ra chính xác dị nguyên. Tuy nhiên, việc xác định dị nguyên không phải dễ.

Có khi người ta phải dùng đến biện pháp bao vây, nghĩa là đưa nhiều loại dị nguyên phổ biến vào cơ thể để giúp hệ miễn dịch rộng đường nhận mặt. Ngay cả khi tìm được thủ phạm, không hẳn mọi việc đã xong. Nhiều bệnh nhân khó tránh khỏi tiếp xúc với dị nguyên do đặc thù công việc, nơi ở.

Phòng tránh thế nào?

Dự phòng dị ứng rất quan trọng, tùy thuộc vào từng cơ địa mà có các biện pháp dự phòng để hạn chế dị ứng. Chủ động kiểm soát môi trường, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, đồng thời có hướng xử lý kịp thời khi người dân mắc phải viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng về da. Đối với trường hợp dễ bị mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với một số kích thích gây đợt dị ứng cấp thì cần hạn chế tiếp xúc.

Ví dụ khi dùng các loại hóa mỹ phẩm phải thử vào vùng da cẳng tay trước khi sử dụng. Mang đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phải tiếp xúc với hóa chất, sơn, dầu thuốc trừ sâu diệt cỏ. Điều trị tốt các bệnh nhiễm nấm kí sinh trùng.

Với người bị dị ứng phấn hoa dị ứng thực phẩm trong đó có hải - thủy sản phải hết sức thận trọng khi ăn uống Đối với người có cơ địa dị ứng, có thể tới các trung tâm miễn dịch - dị ứng để điều trị giải mẫn cảm (cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với chất gây dị ứng để cơ thể quen và mất đi hiện tượng dị ứng với chất đó) hoặc xác định rõ loại chất gây dị ứng để bệnh nhân phòng tránh tiếp xúc.

Có thể tử vong do dị ứng?  



Dị ứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau sau khi tác nhân gây dị ứng xâm nhập cơ thể. Các biểu hiện ngoài da như đỏ da mẩn ngứa nổi mày đay Các biểu hiện thần kinh như đau đầu chóng mặt ngất. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng.  

Đối với triệu chứng hô hấp như: hắt hơi ngạt chảy nước mũi khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản phù nề thanh môn gây tắc nghẽn hô hấp. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng tiêu chảy buồn nôn nôn mửa  

Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp hôn mê Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản phù nề thanh môn sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật