Viêm đường hô hấp - cách phòng và điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh mùa đông thường xảy ra do thời tiết lạnh bất thường, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, thậm chí kéo theo các biến chứng lên tim mạch.

Những bệnh thường gặp trong mùa đông có thể kể tới là cảm cúm viêm mũi dị ứng đau xương khớp đau tim Chúng có thể tấn công tất cả mọi người, gây hậu quả tiêu cực, thậm chí tử vong Trong đó, đối tượng dễ chịu ảnh hưởng này chính là người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Làm thế nào để phòng tránh các bệnh nguy hiểm mùa đông cho bản thân và những người thân yêu Nhằm giúp các bạn có thêm hiểu biết cũng như cách phòng chống những căn bệnh này, SongKhoe.vn và báo sức khỏe Đời Sống sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp với chủ đề: Phòng chống các bệnh mùa đông.

Với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu:

- PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội - Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng - BV Nhi TW.

- ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái - Bác sĩ Phòng Cấp cứu - Khoa Truyền nhiễm - bệnh viện Bạch Mai.

- ThS.BS. Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng Quốc gia.

[email protected]: Được biết, các bệnh vào mùa đông thường do lây nhiễm qua tiếp xúc. Cơ thể có sức đề kháng yếu càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút xâm nhập vào cơ thể. Vậy phải phòng bệnh như thế nào để giảm thiểu bệnh xâm nhập vào cơ thể?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc, thường là tay chân nhiễm bẩn đưa thức ăn lên miệng hoặc đồ ăn nhiễm bẩn vào cơ thể... Biện pháp cơ bản là rửa tay thật kĩ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đồ vật sống, bẩn...

Bệnh mùa đông chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp vi khuẩn tồn tại kéo dài, lơ lửng trong không khí (Cúm). Kiểm soát tốt trường hợp ho cần vệ sinh khi ho: che mũi miệng (tay, khăn tay, khuỷu tay) để mầm bệnh không phát tán. Người viêm nhiễm đường hô hấp trên nên nghỉ làm, nghỉ học để mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh, giảm thiểu lây nhiễm.

Văn Thị Nga (Ninh Bình): Chào ThS.BS. Lê Thị Hải. Tôi năm nay 35 tuổi. Cứ đến mùa lạnh là tôi hay bị ho, dù không nặng nhưng hay có cảm giác ngứa cổ. Qua tìm hiểu tôi có biết một vài phương thuốc dân gian chữa ho như mật ong hấp chanh, mật ong hấp tỏi. Liệu những cách chữa như vậy có mang lại hiệu quả thực sự không? Bị ho khá thường xuyên như tôi liệu có thể chữa được bằng phương pháp dân gian đó không? Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS. Lê Thị Hải: Cần khám để tìm ra nguyên nhân ho, không tự ý dùng phương pháp dân gian khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, phòng ngừa chứ không thể điều trị và trị dứt điểm được bệnh. 1 cốc nước ấm pha chút mật ong và chanh có thể phòng ngừa bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi khi đã mắc bệnh tỏi cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng phòng ngừa cúm.

Đào Hồng Hạnh (Hà Nội): Tôi được biết, môi trường bệnh viện rất nhạy cảm với trẻ, đặc biệt là vào mùa lạnh, khi các bé nhập viện đều có sức đề kháng kém, trẻ càng dễ lây nhiễm bệnh tật. Vậy tôi phải làm thế nào để tránh lây nhiễm chéo cho trẻ mỗi khi đưa bé đi khám thưa bác sĩ?

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Đây là câu hỏi rất thực tế. Cần bình tĩnh, không vội vàng đưa trẻ đi viện. Chọn cơ sở y tế gần nhất (phường, thành phố) bệnh viện lớn để khám chuyên khoa sâu, bệnh nặng, bệnh viện là môi trường nhiều vi khuẩn vi-rút kháng bệnh rất cao. Nếu có điều kiện, nên đặt lịch khám. Đến viện cần đeo khẩu trang, không tập trung chỗ đông người sẽ giảm tải bệnh. Sau khi đi khám về cần rửa tay sạch sẽ, đây cũng là cách để giảm tải bệnh lây qua đường hô hấp.

Đinh Thị Nhung (21 tuổi, Hòa Bình): Xin hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, cháu đang mang bầu tháng thứ 5 nhưng gần đây, do thời tiết thay đổi, thường xuyên bị ho có đờm. Mỗi lần bị ho thường kèm theo hiện tượng ngứa cổ, khó thở, thường xuyên ho nhiều về đêm. Khi đi khám thai cháu có hỏi bác sĩ về vấn đề này nhưng các bác sĩ đều khuyên ngâm chanh và súc miệng bằng nước muối nhưng vẫn không khỏi. Cháu bị ho suốt từ tháng thứ 2 của thai kì đến giờ. Vậy cháu có thể dùng kháng sinh để trị dứt điểm những cơn ho này không? Nếu dùng kháng sinh, cháu cần cung cấp nhóm thực phẩm nào để việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ!

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Ho kéo dài kèm theo khạc đờm chị nên đi khám cơ sở y tế chuyên khoa chuyên về hô hấp Triệu chứng chị kể khá giống bệnh lao Người mang thai sức đề kháng thay đổi, nhiều phụ nữ mang thai có kèm thêm bệnh khác, trong đó có bệnh lao Sau thời gian ngắn điều trị mà không dứt, cần đi khám lại ngay.

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác mới được sử dụng kháng sinh Nếu dược sĩ bán thuốc tư vấn sai thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sức khỏe thậm chí tính mạng của chị và cháu bé? Nhiều thống kê cho thấy việc chụp Xquang không làm gia tăng đáng kể nguy hại cho thai nhi ngoài 3 tháng. Chị đang mang bầu tháng thứ 5 thì lời khuyên vẫn là nên đến cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để được thăm khám chẩn đoán chính xác. Cần hạn chế tự điều trị.

MC: ThS.BS. Lê Thị Hải có lời khuyên gì cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân này không ạ?

ThS.BS. Lê Thị Hải: Trong thai kỳ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất thực phẩm giàu vitamin A Tuy nhiên không nên bổ sung vitamin A từ thuốc Ăn đủ thủy hải sản giàu kẽm, sắt và các khoáng chất khác. Uống thêm sữa đặc biệt là sữa bà bầu bổ sung cho chế độ ăn để tăng sức đề kháng. Nếu cơ thể người mẹ khỏe có thể giảm thiểu những cơn ho.

[email protected] : Chào bác sĩ, con tôi năm năm 3 tuổi rưỡi, biểu hiện đầu tiên của cháu là ho, nổi hạch dưới hàm trái, tôi cho cháu đi bệnh viện tuyến huyện, bác sĩ kết luận nghi cháu bị quai bị cho kháng sinh, uống chống viêm được 2 ngày, tôi thấy cháu sưng to, nổi hạch cả 2 bên. Tôi đưa cháu ra viện nhi TƯ khám, bác sĩ nói cháu không phải bị quai bị mà bị viêm tuyến nước bọt, cho kháng sinh về uống, cháu không cảm thấy hơi đau ở chỗ hạch sưng. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của con tôi có nên kết hợp đắp cao lá vào chỗ hạch sưng và uống kháng sinh không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Đây là câu hỏi chung và tâm lí chung đối với các bậc làm cha mẹ khi con bị bệnh. Về bản chất quai bịviêm tuyến nước bọt Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tùy tình trạng, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hạ sốt chống viêm Sau 5-7 ngày bệnh tự thuyên giảm. Đắp cao lá có thể thuyên giảm, có trường hợp bị viêm áp xe tại chỗ nên không được khuyến khích dùng giải pháp này.

Lê Nam (Hà Nội): Tôi năm nay 60 tuổi, tôi có tiền sử bị huyết áp cao, tuy nhiên, mùa đông là thời điểm khó kiểm soát huyết áp nhất. Vậy tôi cần có chế độ vận động và dinh dưỡng như thế nào để kiểm soát tốt huyết áp? Tôi có thể đi thể dục vào mỗi buổi sáng được không?

ThS.BS. Lê Thị Hải: Huyết áp gần như là bệnh xã hội. cứ 3 người có 1 người bị tăng huyết áp Nếu không rõ nguyên nhân thường gặp ở tuổi trung niên, tai biến dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi Bệnh nhân cần lưu ý khi trời chuyển lạnh. Anh đến chuyên khoa tim mạch để thăm khám uống thuốc đều đặn để kiểm soát huyết áp tránh tai biến. Có thể đi tập thể dục nhưng không nên dậy sớm quá, cần vận động làm ấm cơ thể trước khi ra bên ngoài, nhiệt độ buổi sáng thường thấp hơn ban ngày. Thể dục là một trong những điều trị tăng huyết áp bên cạnh việc uống thuốc đều đặn.

Chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo... gây tăng mỡ máu xơ vữa động mạch là những nguyên nhân gây tăng huyết áp Anh nên duy trì chế độ ăn nhạt, giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (tim gan óc, thận), ăn rau quả nhiều (cam quýt bưởi dưa hấu thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu), chế độ ăn nhiều chất xơ không được uống rượu bia cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá Nên uống nước râu ngô hoa hòe mã đề giúp lợi tiểu.

Nguyễn Ngọc Vĩnh (Hà Nam): Chào Bác sĩ! Năm nay tôi 38 tuổi, là nam giới. Gần đây, mỗi khi trời lạnh, tôi có biểu hiện nhức mỏi khớp gối. Bác sĩ cho tôi hỏi về lâu dài có ảnh hưởng gì không và tôi cần vận động như thế nào để giảm thiểu đau nhức? Được biết, nếu uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng bột quế hai lần mỗi ngày có thể chữa dứt điểm bệnh viêm khớp mãn tính. Liệu điều này có đúng không thưa bác sĩ? Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS. Lê Thị Hải: Trời lạnh khiến cho bệnh gì cũng có thể tăng lên (hô hấp, tăng huyết áp bệnh xương khớp...), đặc biệt những người mắc bệnh mãn tính Đau xương khớp là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên ở độ tuổi của anh bị đau xương khớp thì cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân do đâu. Có thể là gút viêm đa khớp dạng thấp thoái hóa khớp

Vận động để chống trường hợp không bị cứng khớp sau này, giúp máu lưu thông. Tập thể dục là 1 trong những biện pháp làm giảm thoái hóa khớp Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mật ong giàu chất dinh dưỡng có chất kháng khuẩn, dùng mật ong cũng tốt cho cơ thể nhưng chỉ là giải pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng chữa bệnh khớp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật