Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao bạn đã biết chưa?

Bệnh nhân lao thường bị mất sức, mệt mỏi. Vậy nên, cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo sức khỏe

Bổ sung chất dinh dưỡng

Theo Phụ nữ thành phố HCM, hệ miễn dịch của bệnh nhân lao thường bị suy yếu nên tăng cường bổ sung dưỡng chất cho người bệnh là việc làm cần thiết, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh và thời gian bình phục nhanh chóng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh nhân lao nên hấp thụ đủ một số dưỡng chất sau đây trong bữa ăn hàng ngày.

Vitamin A, E, C

Là những chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn bảo vệ niêm mạclàn da khỏe mạnhcác bệnh nhân lao rất dễ bị thiếu hụt các chất này nên cần uống thuốc bổ sung hoặc ăn nhiều gan thịt, cá biển rau củ và các loại trái cây như cam chanh dâu tâykiwi chuối…

Kẽm

Cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến cảm giác chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch Do đó, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò thịt heo nạc, đậu Hà Lan gan sò, hào hạt bí ngô ngũ cốc hạt hướng dương

Sắt

Bệnh nhân lao cũng có nguy cơ thiết chất sắt rất cao, dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng thiếu máu và bệnh tim mạch.
Do đó, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm dồi dào sắt như mộc nhĩ nấm hương đậu nành lòng đỏ trứng ngũ cốc thịt gà rau chân vịt (cải bó xôi), nghêu, sò, ốc, hến...

Vitamin K và B12

Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại cho quá trình đông máu nên làm tăng nguy cơ xuất huyết

Trong trường hợp này, cần tăng cường vitamin K qua một số thực phẩm như gan rau xanh dầu thực vật ngò tây cải bó xôi rau diếp cá cũng có thể uống hoặc tiêm vitamin K theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần cho quá trình tạo hồng cầu rất có lợi cho bệnh nhân lao. Những thực phẩm có nhiều vitamin B12 gồm thịt bò, thịt heo nạc, cá, hạnh nhân sữasữa chua sữa đậu nành bắp cải.

Vitamin B6 và niacin

Dùng thuốc điều trị lâu dài cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 trong cơ thể, từ đó rất dễ gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên và làm suy yếu hệ miễn dịch

Ngoài uống vitamin B6 bổ sung, người bệnh nên ăn nhiều thịt heo nạc, các loại đậu khoai tây chuối bắp cải ngũ cốc nguyên hạt... Thiếu niacin có thể gây bệnh pellagra với những biểu hiện như viêm da nặng tiêu chảy rối loạn tri giác và thường dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các thực phẩm giàu niacin gồm gan, sữa, thịt nạc và ngũ cốc nguyên cám

Món ăn cho người bệnh lao

Theo VTV, trong chế độ ăn dành cho bệnh nhân lao phổi có những món ăn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.

Cháo bo bo - táo đỏ: Nếp vừa đủ, bo bo (ý dĩ) 30g, táo đỏ 8 quả, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Hồng khô trộn trứng gà: Quả hồng khô 20g, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Canh cá chép nấu táo đỏ: cá chép 1 con, cạo vảy bỏ nội tạng rửa sạch; táo đỏ bỏ hột 10 quả, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Râu bắp nấu mật ong: Râu bắp (râu ngô) 60g mật ong 30g, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê - củ sen - tỏi: Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

Nước cà chua - dầu cá: Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào dầu cá 15g, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực

Ngoài ra có thể sử dụng một số món ăn thuốc như phổi lợn xào rau mã lan, thịt hến nấu hẹ... Phổi heo hầm hoa lựu: Hoa lựu trắng 30g, rửa sạch; phổi heo 30g, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần. Tất cả đều rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân lao phổi.

Theo Kiến thức, ThS.BS Đào Bích Vân, Bệnh viện Phổi T.Ư cho biết: Do máu và các dịch trong cơ thể yếu, bệnh nhân lao mất sức rất nhanh nên phải ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa Người bệnh cần tránh các thức ăn gây táo bón người bệnh nên uống các loại sữa.


Các thức ăn tạo axit không nên ăn. Thay vào đó các thức ăn có tính kiềm như các hoa quả ngọt và chua, các củ, súp, rau xanh là thức ăn lý tưởng cho bệnh. Mặt khác, người bệnh cũng nên uống nhiều nước hơn so với người bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật