Đừng để bệnh đường hô hấp tấn công trẻ nhé các mẹ

Mỗi năm vào khoảng tháng 4-5 và tháng 9-10, Bệnh viện Nhi hoặc Khoa nhi của các bệnh viện đều tiếp nhận lượng bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp tăng đột biến so với các thời điểm khác trong năm. Phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Ủy viên BCH Hội Nhi khoa Việt Nam về căn nguyên và cách khắc phục những sai lầm trong chăm sóc trẻ ở những thời điểm nhạy cảm để bệnh đường hô hấp không còn cơ hội tấn công trẻ.

PV: Xin PGS cho biết vì sao trẻ em thường mắc bệnh đường hô hấp hơn so với người lớn?

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng: Trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến:

Do cấu tạo cơ thể: ở trẻ em đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan. Những trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh đường hô hấp tấn công nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh sức đề kháng còn kém nên trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng mắc bệnh mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều khi có những thay đổi từ môi trường bên ngoài hoặc do việc chăm sóc không đúng cách.

Do yếu tố bên ngoài: khí hậu thời tiết thay đổi bất thường, có sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ giữa ngày và đêm gây ra bệnh đường hô hấp cho cơ thể do cơ thể trẻ chưa có sự đáp ứng nhanh với những thay đổi này. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm môi trường bên ngoài (khói, bụi virus vi khuẩn…) thường trực tấn công vào hệ hô hấp khi trẻ thở mang theo mầm bệnh. Sự ô nhiễm môi trường trong nhà (khói thuốc lá khói bếp than nấm mốc…) cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp non nớt của trẻ.

Do lây nhiễm: trẻ có thể lây nhiễm bệnh lây nhiễm virus vi khuẩn gây bệnh từ người thân trong gia đình từ hàng xóm hoặc bạn bè trên lớp, nhất là khi số lượng trẻ trong mỗi lớp quá đông như hiện nay.

Do chăm sóc không đúng cách: khi trời nóng, bố mẹ thường dùng nhiều biện pháp để chống nóng cho trẻ như dùng quạt, điều hòa, tắm mát. Những biện pháp này thực sự phát huy tác dụng giảm nhiệt khi biết cách sử dụng nhưng khi lạm dụng quá mức như dùng quạt xối thẳng vào người trẻ, để nhiệt độ điều hòa quá thấp, tắm quá lâu thì lại gây bệnh. Khi trời lạnh, bố mẹ trẻ cũng tìm cách giữ nhiệt cho trẻ nhưng nếu mặc quá ấm cũng gây cho trẻ sự khó chịu. Tình trạng ngoài nóng trong lạnh hay ngược lại đã khiến cho tất cả các cơ quan tuần hoàn phải hoạt động hết công suất để điều hòa và làm đảo lộn thế cân bằng sinh lý vốn có của toàn bộ cơ thể - tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát tác.

Tuy nhiên, cũng cần lưu lý, có những trẻ mắc bệnh chỉ do yếu tố bên ngoài nhưng cũng có những trẻ khi mắc bệnh là kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn khi thời tiết thay đổi, những trẻ nhỏ, trẻ yếu trẻ suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc bệnh hô hấp hơn so với những trẻ khỏe mạnh.

PV: Vậy có cách nào để ngăn ngừa bệnh hô hấp ở trẻ, thưa PGS?

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng:  Bệnh đường hô hấp ở trẻ em gặp nhiều nhất là viêm họng viêm amidan viêm tiểu phế quản viêm phế quản viêm phổi Trong đó viêm phổi là tình trạng nặng. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ đầu nhưng cũng có thể là biến chứng của nhiều bệnh khác nhau, trường hợp nặng, bệnh gây suy hô hấp dẫn đến tử vong Do vậy, để không bị bệnh đường hô hấp tấn công, trẻ cần có cơ thể khỏe mạnh. Để làm được điều này, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe như vitamin D, E, sắt canxi magie Ngoài ra, cha mẹ không nên sợ nắng, gió mà giữ trẻ trong nhà. Để trẻ có một sức đề kháng tốt, có thể chống chọi với nhiều vi khuẩn virus thì trẻ cần được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Địa điểm lý tưởng là các vườn hoa, công viên, sân chơi nhiều cây xanh hoặc khu vui chơi của các khu chưng cư. Nhiều bậc cha mẹ khi đi làm về mệt mỏi thường không muốn đưa con xuống khu vui chơi mà để con ở nhà xem tivi hoặc các thiết bị điện tử thông minh. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ. Do vậy, các bậc cha mẹ cần khắc phục tâm lý “ngại” này để trẻ được vui chơi, vận động, tăng cường sức khỏe

PV: Mùa hè, việc sử dụng các phương pháp chống nóng là cần thiết nhưng khi sử dụng có cần chú ý gì không, thưa PGS?

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng: Đúng vậy, các thiết bị điện như quạt điện, điều hòa hay uống nước để bù nước là những việc làm không thể thiếu để giảm nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách thì mới đạt hiệu quả cao.

Quạt điện: khi dùng quạt điện, nên cho quạt quay đổi hướng, không nên để quạt một chỗ, không nên để quạt xối thẳng vào đầu - mặt hay vùng ngực - lưng dễ khiến đường hô hấp bị lạnh, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus (đã có sẵn trong khí thở) phát triển. Tốc độ quạt không nên để quá lớn. Khi mới bắt đầu có thể để mức này trong thời gian ngắn để giảm nhiệt nhanh cho trẻ, sau đó cần giảm dần tốc độ hoặc chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều hòa: nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng dành cho trẻ dao động từ 22-28 độ C, tùy theo diện tích phòng ngủ, công suất của điều hòa. Điều hòa phải được vệ sinh định kỳ 6 tháng hay một năm một lần, đặc biệt là tấm lọc không khí cần được thay mới. Nguyên nhân do trong quá trình sử dụng, tấm lọc là nơi tích lũy bụi, bẩn, vi khuẩn. Nếu không được thay thế hay vệ sinh trong lần sử dụng sau, tấm lọc này sẽ lại là nơi phát tán vi khuẩn, không tốt cho hệ hô hấp của trẻ.

Nước uống: mùa hè khí hậu nóng bức, cơ thể tiết nhiều mồ hôi khi vận động và cũng là để làm mát nên bị mất nước Việc bổ sung nước cho cơ thể lúc này hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý, chỉ cho trẻ uống nước mát, không cho trẻ uống nước quá lạnh, nước nhiều đá vì dễ gây viêm họng viêm xoang viêm phế quản viêm phổi.

Dấu hiệu nguy hiểm về hô hấp ở trẻ cần được thăm khám ngay bởi bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa hô hấp: trẻ khó thở thở nhanh, thường là trên 40 lần/phút, trẻ có biểu hiện thở lõm ngực thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.

PV: Xin cảm ơn PGS.TS!

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp

Trong các bệnh đường hô hấp ở trẻ, thường gặp nhất và có thể để lại biến chứng gần, biến chứng lâu dài là viêm họng viêm tiểu phế quản viêm phổi cấp.

Biến chứng của viêm họng có thể gây biến chứng tại chỗ như gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng viêm họng là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm khác như viêm mũi viêm xoang viêm tai giữa Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả khí quản, phế quản hoặc viêm phổi Các biến chứng xa điển hình và nguy hiểm của viêm họng ít ai có thể ngờ tới là viêm cầu thận cấp thấp khớp thấp tim

Biến chứng do viêm tiểu phế quản: Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Bệnh gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng trước mắt có thể gặp là ngừng thở (thường thấy trong giai đoạn cấp, xảy ra nhiều nhất đối với trẻ sinh non trẻ dưới 2 tháng tuổi hay trẻ dưới 44 tuần tuổi); xẹp phổi có thể gặp trong 62-100% trường hợp viêm tiểu phế quản nặng, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi và có liên quan đến mức độ nặng của bệnh; tràn khí màng phổi tràn khí trung thất; tình trạng mất nước, rối loạn tuần hoàn; bội nhiễm do vi khuẩn H.influenzae, M.catarrhalis, S.pneumoniae; rối loạn nhịp tim nhịp nhanh, bloc nhĩ thất, hiếm khi có rối loạn chức năng tim; co giật Biến chứng nặng nề nhất của viêm tiểu phế quản là gây ra tử vong, thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 79% trường hợp tử vong). Biến chứng lâu dài của viêm tiểu phế quản được ghi nhận ở 40% trẻ có biểu hiện khò khè tái phát đến 5 tuổi và 10% trẻ sau 5 tuổi vẫn còn khò khè tái phát. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 30% trẻ mắc viêm tiểu phế quản do virus hợp bào (RSV) sau này sẽ diễn biến thành hen.

Biến chứng do viêm phổi: Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 19% trường hợp tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi là do viêm phổi gây ra. Viêm phổi diễn biến rất nhanh ở trẻ nhỏ và có thể gặp những biến chứng nặng nề như phù phổi cấp, đây là một hội chứng suy hô hấp cấp rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong với các biểu hiện bên ngoài chủ yếu là xanh tím khó thởmồ hôi ; nhiễm khuẩn huyết; viêm màng não để lại những hậu quả khôn lường như tổn thương thần kinh, giảm khả năng nhận thức, vận động, tổn thương các chức năng dẫn đến câm, điếc, mù...; tràn mủ màng phổi với các biểu hiện sốt cao, suy nhược ho khó thở đau ngực dữ dội và lượng bạch cầu tăng cao. Có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc rất khó điều trị. Ngoài ra, viêm phổi còn gây ra biến chứng xa ở trẻ em như viêm phúc mạc viêm khớp hoặc tình trạng nước não tuỷ chứa nhiều phế cầu, có ít bạch cầu đa nhân…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật