Phòng bệnh mùa đông hiệu quả để tránh bệnh nguy hiểm thế nào?
Giao mùa, cẩn thận bệnh cảm cúm
Muốn con khỏe mạnh ít ốm vặt, mẹ đừng quên bổ sung 4 loại thực phẩm này
Một số bệnh thường gặp trong mùa đông có thể kể tới là cảm cúm viêm mũi dị ứng đau xương khớp đau tim Chúng có thể tấn công tất cả mọi người, gây hậu quả tiêu cực, thậm chí tử vong Trong đó, đối tượng dễ chịu ảnh hưởng này chính là người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Vậy làm thế nào để phòng tránh các bệnh nguy hiểm mùa đông cho bản thân và những người thân yêu Nhằm giúp các bạn có thêm hiểu biết cũng như cách phòng chống những căn bệnh này, SongKhoe.vn và báo sức khỏe Đời Sống sẽ tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp với chủ đề: Phòng chống các bệnh mùa đông
Với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu:
- PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội - Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng - BV Nhi TW.
- ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái - Bác sĩ Phòng Cấp cứu - Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai.
- ThS.BS. Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Phương Thanh (Sơn La): Thưa bác sĩ, tôi thấy mùa đông không chỉ lây lan các bệnh hô hấp truyền nhiễm mà còn gia tăng các bệnh về xương khớp. Hơn nữa, càng ngày bệnh tật càng diễn biến khó lường và trở nên khó chữa, đặc biệt vào mùa lạnh sức đề kháng con người yếu hơn, vi-rút dễ dàng tấn công hơn trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Như vậy, người lớn có thể làm gì để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Quan trọng nhất, cơ hội để mầm bệnh tấn công là sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Việc quan trọng nhất là giữ ấm cho trẻ. Mặc áo ấm, che mũi miệng (khẩu trang), quấn khăn ở cổ. Cho dù thời tiết lạnh hay nóng cần rửa tay, vệ sinh sạch sẽ bàn tay để không tạo cơ hội cho vi khuẩn mầm bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa Ngoài ra cần lưu ý thực phẩm nhiệt độ thích hợp (đồ ăn không được quá lạnh, nên hâm nóng trước khi ăn).
[email protected]: Thưa bác sĩ, mùa đông trẻ rất dễ mắc bệnh do nhiều đợt gió mùa đông bắc bất chợt. Hơn nữa, do sức đề kháng kém nên bệnh lây lan rất nhanh trong lớp học. Vậy cần đề phòng bệnh cúm cho trẻ như thế nào để tránh được những biến chứng nguy hiểm?
PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Lớp học đông, cùng với tiếp xúc gần làm tăng nguy cơ lây chéo. Đơn giản nhất là giữ ấm cho trẻ (mặc áo ấm, đeo găng tay, khẩu trang), vệ sinh mũi họng sẽ giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Không tiêm chủng dẫn đến dịch xảy ra trên diện rộng. Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, cơ thể khỏe mạnh sẽ tự chống lại các mầm bệnh chứ không cần phải chữa.
MC: Thưa ThS.BS. Lê Thị Hải, để phòng bệnh hô hấp mùa lạnh cho trẻ nhỏ chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần lưu ý những gì để phòng bệnh hiệu quả nhất?
ThS.BS. Lê Thị Hải: Sức đề kháng là quan trọng nhất, đặc biệt cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, liên quan đến đường hô hấp thì vitamin A vô cùng quan trọng, giúp niêm mạc đường hô hấp tốt hơn tăng cường miễn dịch cho đường hô hấp. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C bổ sung sắt kẽm (trứng sữa ) giúp trẻ tăng sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch Cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh chứ không riêng bệnh về đường hô hấp.
Mai Hà: Chào bác sĩ! Cháu năm nay 23 tuổi, cứ đến mùa đông, khi có gió mùa đông bắc, thời tiết hanh khô là da cháu rất khô, nhất là da mặt và môi thường xuyên nứt nẻ. Dù cháu đã bôi kem chống nẻ thưởng xuyên nhưng da vẫn không cải thiện. Cháu được biết cung cấp vitamin E thường xuyên sẽ cải thiện được làn da mùa lạnh. Vậy thực phẩm nào chứa nhiều vitamin E để da không bị nứt nẻ ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
ThS.BS. Lê Thị Hải: Mùa đông da khô thường xuyên nứt nẻ da Cần uống đủ nước vì thiếu nước gây nguyên nhân da khô nứt nẻ. Ngoài vitamin E cần ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin A C. Các loại quả có dầu như quả hạnh nhân quả bơ hạt dẻ hạt hướng dương củ cải đu đủ cải xoăn cải chân vịt giá đỗ dầu ăn chứa nhiều vitamin E.
Đại Nghĩa (Nam Định): Tôi được biết thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Vậy với những người mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao, cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thế nào để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Mùa đông, không khí lạnh là yếu tố không thuận lợi làm cơ thể dễ tăng huyết áp Hạn chế công việc tiếp xúc không khí lạnh. Người cao tuổi nên lùi thời gian tập thể dục khi nhiệt độ môi trường tăng, ánh sáng ban ngày đã đủ (mặt trời mọc), ngủ sớm, dậy muộn phù hợp với người có bệnh tim mạch trong mùa đông. Lưu ý khi ăn thịt đông dưa muối sẽ không phù hợp với người bệnh tim mạch. Bạn cần kiểm soát chế độ ăn đặc biệt là cần ăn nhạt.
MC: Thưa PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, là bác sĩ nhiều năm công tác trong khoa nhi, tiếp xúc nhiều với các bệnh nhi, bác sĩ có lời khuyên gì cho các phụ huynh trong việc bảo vệ sức khỏe mùa lạnh cho con em mình không ạ?
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Giữ ấm cho trẻ là vấn đề quan trọng nhất. Thứ hai là trẻ phải được tiêm chủng đầy đủ, đừng vì một vài tai biến mà bỏ qua tiêm chủng. Trẻ phải được uống đủ nước, chế độ ăn đủ chất. Tránh chỗ đông người, tập cho trẻ thói quen vệ sinh mũi họng, vệ sinh tay hàng ngày.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, mùa đông là mùa dễ mắc các bệnh thấp khớp các bệnh hô hấp, hay bệnh tim mạch đặc biệt ở người cao tuổi. ThS.BS có lời khuyên gì cho những người đang ở tuổi trung niên để giảm thiểu nguy cơ mắc trên không ạ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Nếu cơ thể không có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt thì nên 'thuận' theo thời tiết: giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí lạnh.
MC: Là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng ThS.BS. Lê Thị Hải có lời khuyên gì cho khán giả trong việc chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe mùa lạnh không ạ?
ThS.BS. Lê Thị Hải: dinh dưỡng cần cho tất cả mọi người để tăng sức đề kháng. Mùa đông, nhu cầu năng lượng cao hơn mùa hè để chống chọi với trời rét. Cần ăn cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng Ăn thực phẩm giàu chất đạm vitamin C, ăn nhiều rau xanh hoa quả, chú ý bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Không ăn đồ lạnh, lưu ý hâm nóng thực phẩm trước khi ăn. Ăn nóng, sốt, tươi, sạch, ăn đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch tăng sức đề kháng để phòng chống bệnh tật.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:01 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023