Viêm đại tràng mạn cực nguy hiểm, bạn chớ nên chủ quan

Bệnh khí phế thũng (KPT) gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng mùa lạnh dễ lên cơn kịch phát có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Khí phế thũng xảy ra do giảm khả năng đàn hồi, thậm chí làm mất khả năng hồi phục thành của các tiểu phế quản và phế nang với nhiều lý do khác nhau. Các tổ chức phổi như phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (phế nang) đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính kéo dài, đặc biệt là các phế nang. Đặc điểm của phế nang được cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản, vì vậy, nếu bị căng giãn liên tục, kéo dài thì rất dễ tạo thành các túi khí và khi đó được gọi là bệnh KPT.

Nguyên nhân gây bệnh KPT

Viêm đại tràng mạn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân. Đây cũng là bệnh về hệ tiêu hóa có tỷ lệ tái phát cao trong mùa hè. Bệnh gây tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng. Bài viết sau đây xin điểm một số nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng mạn.

Viêm đại tràng do amip

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá. Kén amip đã trưởng thành theo thức ăn vào dạ dày qua ruột, rồi từ đoạn hỗng tràng amip gây ra những tổn thương viêm loét ở manh tràng đại tràngtrực tràng Bệnh nhân có những triệu chứng đi tiêu phân nhầy lẫn máu kèm cảm giác mót rặn và đau bụng quặn từng cơn. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát. Chẩn đoán dựa vào việc xét nghiệm phân để tìm amip hoặc làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán amip hay nội soi đại tràng sinh thiết có thể thấy được những hình ảnh tổn thương loét đặc hiệu ở đại tràng, giúp cho chẩn đoán. Việc điều trị tuỳ thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng loại thuốc thích hợp. Điều đáng nói là thuốc điều trị amip có những tác dụng phụ nên bệnh nhân cần nhập viện để điều trị và theo dõi.

Viêm đại tràng do lao (lao ruột)

Thường thứ phát sau lao phổi (50% bệnh nhân lao ruột có hình ảnh lao khi chụp Xquang phổi). Cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống Bệnh diễn tiến mạn tính với những triệu chứng nhiễm lao (sốt nhẹ về chiều mệt mỏi biếng ăn thể trạng suy sụp) và rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy kéo dài, phân đờm nhớt hoặc có máu). Bệnh có thể diễn biến gây tắc ruột hoặc lao màng bụng. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân, Xquang và nội soi đại tràng sinh thiết cho thấy những hình ảnh tổn thương và tìm tế bào điển hình của lao. Việc điều trị lao ruột cũng phải tuân theo phác đồ điều trị lao chung với các thuốc đặc trị như isoniazid, riafampin, pyrazinamide, ethambutol. Lưu ý: người bệnh cần dùng đủ thuốc, đúng liều và đúng phác đồ để tránh hiện tượng kháng thuốc. Khi có biến chứng tắc ruột thì cần mổ cấp cứu.

Viêm đại tràng giả mạc

Tác nhân gây do vi khuẩn C. difficile, là loại vi khuẩn thường trú ở ruột bình thường không gây bệnh nhưng do sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn ruột. Bệnh diễn biến mạn tính gây những tổn thương màng giả ở đại tràng, làm bệnh nhân tiêu chảy nước hoặc có lẫn máu, kèm theo sốt và triệu chứng nhiễm độc do độc tố vi khuẩn. Chẩn đoán dựa vào cấy phân tìm vi khuẩn, nội soi đại tràng kèm sinh thiết... Để điều trị, trước hết cần ngừng sử dụng những kháng sinh không cần thiết, thay bằng dùng vancomycin hay metrionidazol có thể dùng lacteobaci-llus.

Viêm loét đại tràng vô căn

Bệnh không tìm thấy nguyên nhân như vi khuẩn ký sinh trùng nấm hay virut ở đại tràng. Nguyên nhân có thể có liên quan đến những rối loạn miễn dịch và xảy ra trên những bệnh nhân bị stress nặng. Triệu chứng bao gồm quặn bụng từng cơn, cảm giác mắc cầu cấp thiết, phân nhầy máu kèm sốt, sụt cân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng đau do viêm các khớp hoặc viêm đốt sống. Bệnh có thể diễn tiến thủng ruột hặc phình đại tràng và ung thư hoá. Nguy cơ ung thư dường như sẽ xảy ra 10 năm sau khi phát hiện bệnh và tỷ lệ tăng lên sau mỗi năm. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi đại tràng và sinh thiết. Về điều trị, cần cho bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, tránh sữa dùng các thuốc chống tiêu chảy dùng thuốc corticpoid đặt hoặc thụt hậu môn và dùng prednison đường tĩnh mạch trong trường hợp nặng. Đôi khi phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Khi xảy ra biến chứng xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc hoặc thủng đại tràng, cần phải mổ cấp cứu, thậm chí phải cắt toàn bộ đại tràng nếu sinh thiết đại tràng thấy có tình trạng loạn sản hoặc không đáp ứng điều trị.

Bệnh Crohn

Là một bệnh không rõ nguyên nhân, rất thường gặp ở Âu Mỹ nhưng hiếm ở nước ta. Bệnh xảy ra ở cả ruột non và đại tràng, diễn tiến mạn tính với các triệu chứng tiêu chảy đau bụng sốt đau hố chậu phải, dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa Bệnh gây ra những thương tổn co thắt phù nề và xơ hoá, gây hẹp lòng ruột dẫn đến tắc ruột, rò ruột, ápixe và rò cạnh hậu môn. Việc điều trị như viêm loét đại tràng

Lời khuyên của thầy thuốc   viêm đại tràng mạn là một bệnh thường gặp, chẩn đoán nguyên nhân thường khó, điều trị kéo dài vì bệnh hay tái phát. Để phòng bệnh, cần chú ý vệ sinh thực phẩm ăn chín uống sôi, không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng; Tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực khi bị lao phổi; Khi có rối loạn đi cầu, phân đờm, cần khám chuyên khoa tiêu hoá để xác định chẩn đoán, cần loại trừ bệnh ác tính ở đại tràng. Đặc biệt, bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục tập dưỡng sinh (thở bụng, ngồi thiền tập yoga).

Nguyên nhân gây nên KPT rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính kéo dài viêm phế quản mạn tính có thể do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng) nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác (tác động của hoá chất, bụi bẩn, khói do các chất đốt như than đá, khói bếp, khói thuốc lá thuốc lào). Bệnh KPT hay gặp nhất ở người nghiện thuốcthuốc lào Đặc điểm của khói thuốc lá, thuốc lào là có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản tiểu phế quản và phế nang mà ở người bình thường, các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi…) ra khỏi đường hô hấp Khi các lông chuyển bị tê liệt, các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản, tiểu phế quản, dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun. Ngoài ra, bị bệnh KPT có thể do thiếu một loại protein AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bị bệnh KPT. Bệnh hen suyễn mạn tính, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang, từ đó gây nên KPT. Bên cạnh đó, bị lao phổi vi khuẩn lao sẽ làm tổn hại, xơ hoá thành phế nang và làm căng giãn các phế nang dẫn đến KPT. Bệnh KPT có thể do nghề nghiệp (một số nghệ sĩ thổi kèn lâu năm, công nhân thổi bóng đèn thuỷ tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của  hầm lò). 

Khó thở là dấu hiệu đặc trưng khi bị KPT

KPT là bệnh mạn tính có thể xuất hiện quanh năm nhưng mỗi lúc thời tiết chuyển mùa (mưa nhiều, ẩm ướt, lạnh rét) thì bệnh tăng nặng hơn. Triệu chứng chính của bệnh là khó thở ra, nhất là lúc làm việc nặng, lên cầu thang hoặc quá sức, mệt mỏi khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản viêm phế quản - phổi, áp-xe phổi…). Hậu quả của khó thở kéo dài là môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (lồng ngực hình thùng). Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù gan to tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như Xquang phổi, chụp CT chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác.

Bệnh KPT nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính suy hô hấp tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.

Phòng bệnh cách nào?

Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản chống viêm sẽ giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể dùng qua đường hít, xịt, dạng khí dung hoặc đường uống. Nếu thấy có nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật