Điều trị dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư, những điều bạn cần biết

Chăm sóc dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư

1. Một số điểm mấu chốt

Chế độ ăn là một trong những yếu tố môi trường, cả gây bệnh hoặc bảo vệ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ung thư.

Sự phát triển của ung thư có thể làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng do chính bệnh ung thư hoặc hiệu quả điều trị.

Sụt cân có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong liên quan đến điều trị ung thư

Tư vấn dinh dưỡng đúng/xác đáng và/hoặc dinh dưỡng hỗ trợ cần là một thành phần trong kế hoạch điều trị bệnh nhân ung thư.

2. Lời khuyên dinh dưỡng trong phòng chống bệnh ung thư

Khuyến nghị của COMA (DH 1998), để giảm một số loại ung thư phổ biến nhất, cần:

Duy trì cân năng hợp lý với BMI trong khoảng 20-23(25)

Ăn nhiều loại hoa quảrau (ít nhất 300 gam/ngày)

Ăn nhiều loại ngũ cốc chủ yếu ở dạng không chế biến (là nguồn polysaccharide không phải là tinh bột (xơ)

Không ăn quá nhiều thịt các loại, khoảng 100 gam/ngày

Uống rượu hoặc đồ uốngcồn với số lượng vừa phải

Không uống bổ sung carotene và các vi chất dinh dưỡng khác với liều cao như là biện pháp phòng ngừa, vì người ta không nghĩ rằng việc đó là không có nguy cơ.

3. Chế độ ăn trong chăm sóc bệnh ung thư

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, và tình trạng dinh dưỡng kém ngược lại ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống. Bác sĩ dinh dưỡng làm việc trong lĩnh vực ung thư có vai trò sống còn trong việc đảm bảo quản lý các vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân là một phần trong chăm sóc nhiều mặt của bệnh nhân ung thư và đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc mà họ cần thiết.

4. Các biến đổi dinh dưỡng khi bị mắc bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị suy kiệt rất cao vì ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của cả bệnh và quá trình điều trị gây ra:

- Sự phát triển của khối u làm tăng tốc độ chuyển hóa và do vậy làm tăng nhu cầu năng lượng.

- Triệu chứng cơ năng (ví dụ đau nuốt khó, nôn, tiêu chảy) có thể làm giảm khẩu phần ăn, giảm hấp thu và tăng mất chất dinh dưỡng

- Ảnh hưởng về tâm lý khi bị chẩn đoán ung thư sẽ gây ra lo lắng, và hoặc buồn rầu trầm cảm làm giảm cảm giác ngon miệng.

- Điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ. Hậu quả về dạ dày ruột như mệt mỏi buồn nôn nôn, ỉa chảy đau có ảnh hưởng ngược đến khẩu phần dinh dưỡng và các vấn đề khác như thay đổi vị, nuốt khó nhiễm khuẩn và rò có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.

Nguy cơ mất cân và suy dinh dưỡng do đó rất cao. Khoảng 40% bệnh nhân ung thư có suy dinh dưỡng protein năng lượng và một số nhóm nguy cơ cao như bệnh nhân ung thư cổ, đầu, có đến 80% bệnh nhân có các mức độ suy dinh dưỡng khác nhau. Hậu quả không tốt đến tỉ lệ biến chứng và tiên lượng bệnh trong thời gian hồi phục sau mổ. Ở bệnh nhân ung thư suy dinh dưỡng đồng thời có ảnh hưởng đến điều trị ung thư vì liều thuốc hóa trị liệu tính trên trọng lượng cơ thể và bệnh nhân nhẹ cân sẽ không được dùng đủ liều. Bệnh nhân yếu giảm khả năng chịu đượng tác dụng phụ và bị tăng tình trạng nhiễm độc.

Do vậy, phòng ngừa và điều trị tình trạng suy kiệt dinh dưỡng để duy trì sức mạnh thể chất và chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Cách thức tiến hành để mang lại hiệu quả sẽ thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau nhưng cơ bản bao gồm:

Đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và nước theo cách thức sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân theo từng cách thích hợp cho mỗi cá thể trong quá trình bệnh.

Phục hồi các thiếu hụt về dinh dưỡng nếu xảy ra.

Hạn chế tối thiểu hậu quả về dinh dưỡng của các triệu chứng và các biến chứng do điều trị.

Bắt đầu hỗ trợ dinh dưỡng nếu khẩu phần không đủ

Xem lại hiệu quả của các can thiệp dinh dưỡng và điều chỉnh khi cần thiết.

5. Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Chăm sóc chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư bao gồm từ lời khuyên ăn uống hợp lý cho những người hồi phục sau điều trị thành công cho tới dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân nặng. Thực tế hầu hết bệnh nhân đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. Lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình điều trị là việc quan trọng bởi vì việc điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, tháng và nhiều giai đoạn.

Đánh giá nhu cầu và các vấn đề của bệnh nhân là bước quan trọng trong quản lý dinh dưỡng và cần cân nhắc. Việc đánh giá tình trạng và nhu cầu của bênh nhân để xem:

Khẩu phần ăn hiện tại của bệnh nhân – liệu có đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hay không?

Các vấn đề về dinh dưỡng hiện tại: khẩu phần ăn và lượng dịch có bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng sinh lý tâm lý của bệnh và phương pháp điều trị hay không?

Có tồn tại mức độ suy kiệt dinh dưỡng hay không? mặc dù bị nặng lên bởi bản thân quá trình ung thư, nhưng mức độ và thời gian giảm cânchỉ số quan trọng đánh giá suy kiệt dinh dưỡng. Các dấu hiệu khác bao gồm thiếu máu giảm chức năng miễn dịch có thể chỉ điểm khi kết hợp với khẩu phần ăn

Khả năng có suy kiệt nhiều hơn  nhu cầu cần phẫu thuật sẽ gây ra gánh nặng chuyển hóa đáng kể do kết quả của tình trạng bị đói trước và sau mổ và sang chấn hậu phẫu. Điều trị tia xạ và hóa trị liệu thường gây ra chán ăn và các vấn đề khác khi ăn và nuốt hoặc các vấn đề làm trầm trọng các yếu tố đã xuất hiện từ trước. (xem dưới đây). Nguy cơ cạn kiệt dinh dưỡng đặc biệt cao ở những người đã trong tình trạng suy dinh dưỡng.

Các vấn đề về dinh dưỡng của một số loại ung thư (kém hấp thu do ung thư tụy) và hậu quả của quá trình phẫu thuật (hội chứng dumping sau cắt dạ dày).

Thậm chí khi không xác định được vấn đề về dinh dưỡng, tầm quan trọng của dinh dưỡng tốt vẫn được nhấn mạnh và khuyến khích tiếp tục để đáp ứng nhu cầu qua bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

Nếu khẩu phần thiếu, mục tiêu về ăn uống sẽ là;

Tăng năng lượng và chất dinh dưỡng trong khẩu phần bằng các cách thức mà bệnh nhân chấp nhận được.

Giải quyết các vấn đề chung và riêng ức chế thức ăn và dịch lỏng.

Xác định khi nào các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ cần thiết theo điều trị ung thư hiện tại và tương lai.

Đối với nhiều người, khẩu phần năng lượng, dinh dưỡng và dịch có thể tăng lên bởi biện pháp chế độ ăn đơn giản nhằm tăng tần suất và đậm độ năng lượng/chất dinh dưỡng của sản phẩm tiêu thụ. Các biện pháp tăng đậm độ thực phẩm (thêm sữa bột vào sữa, thêm phomát, bơ, kem tươi vào thực phẩm) cũng có hiệu quả.

Các biện pháp giảm đau để giảm tác dụng phụ ảnh hưởng đến khẩu phần ăn như đau miệng, thay đổi vị, buồn nôn, nôn hoặc ỉa chảy. Kiểm soát đầy đủ các triệu chứng này có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân.

Nếu nuôi ăn đường miệng vẫn chưa đủ khẩu phần, cân nhắc bổ sung thêm ở dạng khác (sip feed). Dinh dưỡng hỗ trợ nhân tạo (thông dạ dày nuôi ăn tĩnh mạch) có thể cần thiết đối với một số loại phẫu thuật hoặc điều trị ung thư hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. Nếu bệnh gia đoạn cuối, các biện pháp giảm nhẹ sẽ được cân nhắc chủ yếu.

Một số dạng bổ sung dinh dưỡng đường miệng được tạo ra cho bệnh nhân chán ăn do ung thư (cachexia). Bao gồm acid béo n-3 với đặc tính chống viêm nhằm giảm yếu tố chuyển  hóa của cachexia ung thư trong khi cung cấp thêm năng lượng và protein dưới dạng đồ uống Một thử nghiệm ngẫu nhiên trên bệnh nhân có ung thư tụy đưa ra kết quả tốt nhưng không chỉ ra được đồ uống bổ sung EPA tốt khi làm chậm quá trình mất cân khi so sánh với các đồ uống năng lượng cao, đạm cao. Một trong những yếu tố của nghiên cứu này là tính dung nạp kém của đồ uống có chứa acid béo n-3.

Vào tất cả các giai đoạn của bệnh, người bác sĩ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để quyết định khi nào can thiệp dinh dưỡng hỗ trợ, dinh dưỡng hỗ trợ ở dạng nào để tình trạng dinh dưỡng được tối ưu và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Các yếu tố xã hội cũng cần phải cân nhắc khi đánh giá nhu cầu dinh dưỡng. Những người sống độc thân đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng những khi bệnh nhân không khỏe, bị đau và phải cố gắng để đi chợ, nấu ăn và ăn. Mọi người nên cố gắng yêu cầu sự giúp đỡ của bạn bè, hàng xóm hoặc các dịch vụ khác sẵn có trong cộng đồng.

Mọi hướng dẫn cần viết lại và ghi lại cả địa chỉ liên lạc của bác sĩ dinh dưỡng cho bệnh nhân hoặc các nhân viên y tế khác bởi vì có thể khi họ nói chuyện với bác sĩ họ không được khỏe nên không nhớ các lời khuyên...

Duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt làm tăng dung nạp với điều trị vì cần ít thuốc để kiểm soát các triệu chứng hơn, và buồn nôn nôn do hóa trị gây ra cũng ngắn hơn, đáp ứng tốt hơn với hóa trị. Tất cả các bệnh nhân ung thư cần được khuyến khích để ăn ngon, điều này là 1 thành phần quan trọng trong chăm sóc y tế và tạo bước lạc quan để duy trì sức khỏe của họ.

6. Một số khía cạnh đặc thù quản lý dinh dưỡng trong điều trị ung thư

Điều trị ung thư thường liên quan đến phẫu thuật, tia xạ, hóa trị (bao gồm cả điều trị hóc môn) và có khi kết hợp cả 3.

Phẫu thuật cắt khối u có nhiều vấn đề về dinh dưỡng

Chuẩn bị cho phẫu thuật liên quan đến giai đoạn nhịn đói

Phẫu thuật làm tăng đáng kể chuyển hóa vì đáp ứng với chấn thương

Trong tất cả các trường hợp phẫu thuật, có trì hoãn trước khi cho chế độ ăn bình thường. Nếu phẫu thuật lớn hoặc liên quan đến bộ phận nào đó của đường tiêu hóa, sẽ có trì hoãn đáng kể trước khi vẫn có thể cho ăn đường ruột. Phẫu thuật đến miệng hoặc họng có thể gây ra các vấn đề lâu dài khi cho ăn qua đường miệng.

Phẫu thuật có thể gây ra tác dụng phụ tạm thời hoặc vĩnh viễn ảnh hưởng đến khẩu phần ăn, tiêu hóa hoặc hấp thu (ví dụ hội chứng dumping, hội chứng ruột ngắn, mở thông ruột)

Ngoài ra, một số bệnh nhân phẫu thuật trong tình trạng đã bị suy dinh dưỡng trước đó và đặc biệt có nguy cơ suy kiệt dinh dưỡng nặng. Tất cả các yếu tố trên cần được cân nhắc khi lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng như sau:

Có cần dinh dưỡng hỗ trợ trước phẫu thuật hay không, nếu có thì ở dạng nào

Có cần dinh dưỡng hỗ trợ trước và sau phẫu thuật hay không, hoặc là ở giai đoạn sớm hoặc nếu trì hoãn cho ăn đường miệng, hoặc biến chứng

Liệu hỗ trợ một phần hay hoàn toàn

Đường miệng sẽ đạt được đến mức nào

Dinh dưỡng hỗ trợ thời gian ngắn hay dài

Khi đến quá trình hồi phục, mọi cố gắng cần để hồi phục và duy trì trạng thái dinh dưỡng tốt, nếu cần thiết bằng các biện pháp dinh dưỡng hỗ trợ đường miệng để tối ưu hóa khẩu phần dinh dưỡng. Một số bệnh nhân đòi hỏi có lời khuyên riêng để giải quyết hậu quả sau mổ do cắt dạ dày và đường tiêu hóa như hội chứng dumping và hội chứng ruột ngắn Cần tổ chức sắp xếp để đảm bảo sau khi ra viện, tiến triển của các bệnh nhân nào có nguy cơ về dinh dưỡng, đặc biệt về trọng lượng cơ thể, sẽ được kiểm soát hoặc chăm sóc bậc 1 hoặc bậc 2.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật