Kid-Sto - Một số thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Kid-Sto được chỉ định điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H.pylori. Để bạn đọc hiểu hơn về thuốc và cách sử dụng chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin trong bài viết dưới đây.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Kid-Sto

1. Thành phần:

Mỗi viên nang Lansoprazol 30 mg chứa: Lansoprazol 30 mg

Tá dược: Mannitol, Cellulose vi tinh thể, Natri lauryl sulfat, HPMC, HPMCP , Titan dioxyd, Talc, Ethanol 96%, Nước trao đổi ion.

Mỗi viên nén dài bao phim Tinidazol 500 mg chứa: Tinidazol 500 mg

Tá dược: lactose monohydrat, Povidon, Natri croscarmellose, Magnesi stearat, HPMC, Macrogol 6000, Nước trao đổi ion.

Mỗi viên nén dài bao phim Clarithromycin 250 mg chứa: Clarithromycin 250 mg

Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Cellactose 80, Natri starch glycolat, Crospovidon, Colloidal anhydrous silica, Magnesi stearat, HPMC, Macrogol 6000, T alc, Titan dioxyd, Quinolein yellow, Ethanol 96%, Nước trao đổi ion.

Kit-Sto là thuốc chỉ được chỉ định điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng

Kit-Sto là thuốc chỉ được chỉ định điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng

2. Dược lực:

+ Lansoprazol là chất ức chế bơm proton, có liên quan đến cấu trúc và dược lý với Omeprazol Lansoprazol ức chế sự tiết acid dịch vì thông qua việc ức chế không thuận nghịch hệ thống enzym của H /K ATPase có trên bề mặt tế bào thành dạ dày

+ Tinidazol là dẫn chất imidazol tương tự Metronidazol Cơ chế tác dụng của tinidazol với vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và động vật nguyên sinh: thâm nhập vào tế bào của vi sinh vật, phá hủy chuỗi DNA hoặc ức chế tổng hợp DNA. Trên thực tế thường gặp các nhiễm khuẩn hỗn hợp nên cần phải phối hợp tinidazol với các kháng sinh khác để loại trừ các vi khuẩn nghi ngờ.

+ Clarithromycin là kháng sinh macrolid bán tổng hợp, có tác dụng kháng khuẩn do gắn kết với một vị trí đặc hiệu trên tiểu đơn vị ribosom 50s của những vi khuẩn nhạy cảm, qua đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

3. Dược lực học:

+ Lansoprazol được hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trung bình đạt được trong khoảng 1,7 giờ sau khi uống. Khoảng 97% Lansoprazol liên kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải khoảng 1 5 giờ. Lansoprazol được chuyển hóa nhiều ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450. Các sản phẩm chuyển hóa của lansoprazol có rất ít hoặc không còn tác dụng chống tiết acid. Khoảng 20% thuốc dùng được bài tiết vào mật và nước tiểu Sự thanh thải của lansoprazol sẽ giảm ở người bệnh gan và người cao tuổi.

+ Tinidazol được hấp thu hầu hết sau khi uống thuốc được phân bố rộng rãi và nồng độ đạt được ở mật sữa dịch não tủy nước bọt và các mô khác trong cơ thể tương tự với nồng độ trong huyết tương; thuốc dễ dàng qua nhau thai. Chỉ 12% thuốc gắn với protein huyết tương. Thời gian bán thải là 12 - 14 giờ. Thuốc chưa chuyển hóa và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu và một phần ít hơn trong phân.

+ Clarithromycin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa sau khi uống. Mức độ hấp thu gần như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan thành chất chuyển hóa chính 14 - hydroxy clarithromycin có hoạt tính.

+ Clarithromycin và chất chuyển hóa chính được phân bố rộng rãi, tập trung tốt trong mô với nồng độ cao hơn nồng độ thuốc trong máu.

+ Thời gian bán thải của Clarithromycin khoảng 3 - 4 giờ sau khi sử dụng liều 250 mg/ 2 lần/ngày và vào khoảng 5 - 7 giờ trên bệnh nhân dùng liều 500 mg/ 2 lần/ngày. Thời gian bán thải kéo dài ở người suy thận

+ Thuốc bài tiết trong phân qua đường mật. Một phần ít hơn được đào thải qua nước tiểu. Khoảng 20 - 30% tương ứng lần lượt với liều 250 mg và 500 mg được thải qua nước tiểu dưới dạng không bị chuyển hóa. Chất chuyển hóa 14 - hydroxy clarithromycin cũng như các chất chuyển hóa khác cũng được thải qua nước tiểu.

4. Chỉ định:

Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H.pylori.

5. Chống chỉ định:

+ Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.

+ Bệnh nhân bị loét dạ dày ác tính.

+ Loạn tạo máu hoặc có tiền sử loạn chuyển hóa porphyrin cấp.

+ Người bệnh có các rối loạn thần kinh thực thể.

+ Bệnh nhân đang dùng terfenadin ergotamin cisaprid, pimozid, astermizol.

Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú

Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú

6. Tác dụng không mong muốn:

Lansoprazol:

+ Thường gặp: tiêu chảy đau bụng buồn nôn nôn táo bón khó tiêu đau đầu chóng mặt phát ban

+ Ít gặp: mệt mỏi; tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan hematocrit hemoglobin acid uricprotein niệu

Tinidazol:

Có khoảng 3% người bệnh được điều trị gặp các phản ứng không mong muốn.

+ Thường gặp: buồn nôn, ăn không ngon đau bụng thay đổi vị giác nhất thời.

+ Ít gặp: nôn tiêu chảy chóng mặt nhức đầu

+ Hiếm gặp: dị ứng sốt; giảm bạch cầu có hồi phục; viêm miệng; ngoại ban, ngứa, phát ban da; đau khớp; bệnh lý thần kinh ngoại biên; nước tiểu sẫm màu.

Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram nếu người bệnh uống rượu khi điều trị. Thỉnh thoảng có phản ứng dị ứng hỗn hợp: ngoại ban, mày đay kèm theo sốt và đau các khớp. Một số ít trường hợp bị mất điều hoà và co giật cũng đã được thông báo.

Clarithromycin:

+ Thường gặp: rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là ở người bệnh trẻ với tần xuất 5%. Phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau từ mày đay đến phản vệ và hội chứng Stevens - Johnson. Cũng có thể bị viêm đại tràng màng giả từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Phản ứng quá mẫn toàn thân như ngứa, mày đay, ban da, kích thích.

+ Ít gặp: các triệu chứng ứ mật (đau bụng trên, đôi khi đau nhiều) buồn nôn nôn. Chức năng gan bất thường, bilirubin huyết thanh tăng và thường kèm theo vàng da sốt phát ban và tăng bạch cầu ưa eosin. Điếc (nếu dùng liều cao) có hồi phục.

7. Liều dùng - Cách dùng:

+ Uống 1 vỉ x 6 viên/ngày, chia làm 2 lần: 1 viên Lansoprazol, 1 viên Tinidazol, 1 viên Clarithromycin vào buổi sáng và 1 lần tương tự vào buổi chiều.

+ Thời gian điều trị khoảng 7 ngày.

8. Thận trọng:

+ Giảm liều ở bệnh nhân suy gan suy thận

+ Trong thời gian điều trị, không nên dùng các chế phẩm có rượu vì tinidazol có thể gây ra phản ứng giống như của disulfiram (đỏ bừng, co cứng bụng, nôn tim đập nhanh).

+ Cần loại trừ khả năng viêm loét ác tính trước khi dùng thuốc vì dấu hiệu của bệnh sẽ có khả năng bị che lấp bởi tác dụng của thuốc.

Giảm liều ở bệnh nhiên suy thận, suy gan

Giảm liều ở bệnh nhiên suy thận, suy gan

Phụ nữ mang thai:

+ Chưa có thông báo dùng Lansoprazol cho người mang thai Không biết rõ thuốc có đi qua nhau thai vào bào thai hay không. Tuy nhiên, dùng lâu và với liều cao đã gây ung thư trên chuột, do đó nên tránh dùng cho người mang thai ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng tốt nhất là không nên dùng trong bất kỳ giai đoạn nào khi thai nghén

+ Tinidazol qua hàng rào nhau thai. Chống chỉ định dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì chưa biết ảnh hưởng của thuốc trên bào thai. Chưa có bằng chứng tinidazol ảnh hưởng có hại trong giai đoạn sau của thai kỳ, nhưng cần phải cân nhắc giữa lợi ích của dùng thuốc với những khả năng gây hại cho bào thai và người mẹ ở tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.

+ Chỉ nên dùng Clarithromycin khi thật cần thiết và theo dõi cẩn thận.

Phụ nữ cho con bú:

+ Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa ở chuột và có thể bài tiết qua sữa người mẹ. Vì tác dụng gây ung thư của thuốc trên súc vật đã được chứng minh nên tránh dùng ở người cho con bú.

+ Tinidazol bài tiết qua sữa mẹ Sau khi uống thuốc 72 giờ có thể tìm thấy tinidazol trong sữa. Không nên dùng cho người mẹ đang cho con bú, hoặc chỉ cho con bú ít nhất sau 3 ngày ngừng thuốc.

+ Cần thận trọng khi dùng Clarithromycin.

– Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

9. Tương tác thuốc:

Lansoprazol:

+ Không nên dùng Lansoprazol cùng với các thuốc được chuyển hóa qua cytochrom P450.

+ Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol.

+ Lansoprazol làm giảm tác dụng của ketoconazol, itraconazol và các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.

Tinidazol:

cimetidin có thể làm giảm thải trừ tinidazol ra khỏi cơ thể. Có thể do cimetidin ức chế chuyển hóa tinidazol ở gan nên làm tăng tác dụng điều trị và độc tính.

+ Rifampicin có thể làm tăng thải tinidazol. Có thể do tăng chuyển hóa tinidazol ở gan, làm giảm tác dụng điều trị.

Clarithromycin:

+ Làm tăng nồng độ trong máu của digoxin, theophylin và một số thuốc được chuyển hóa qua hệ cytochrom P450 như: warfarin,
phenytoin, cyclosporin, cisaprid...

+ Tăng tích lũy terfenadin do ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc này.

+ Làm tăng hiệu lực của Carbamazepin

+ Làm giảm nồng độ zidovudin.

10. Quá liều và cách xử trí:

Lansoprazol:

+ Triệu chứng: hạ thân nhiệt an thần co giật giảm tần số hô hấp

+ Điều trị: không có trị liệu chuyên biệt, chỉ giới hạn điều trị triệu chứng.

Tinidazol:

+ Không có thuốc giải độc đặc hiệu để điều trị quá liều tinidazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ, có thể rửa dạ dày Có thể loại tinidazol dễ dàng bằng thẩm tách.

Clarithromycin:

+ Ngừng clarithromycin và cần chăm sóc nếu đã dùng liều rất cao.

11. Dạng trình bày và bảo quản:

+ Hộp 1 vỉ x 6 viên (2 viên nang Lansoprazol 30 mg, 2 viên nén dài bao phim Tinidazol 500 mg, 2 viên nén dài bao phim Clarithromycin 250 mg).

+ Để xa tầ tay trẻ em

+ Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

+ Bảo quản: dưới 30 độ C, tránh ẩm và ánh sáng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật