4 cách ăn uống quá nguy hiểm nhưng là thói quen của nhiều người

Thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất hay chính thói quen ăn uống không khoa học chính là những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

'Bệnh vào từ miệng và họa cũng từ miệng ra' là câu nói của người xưa nhưng phần nào đang đúng với hiện tại, nhất là trong thời điểm thực phẩm bẩn đang là vấn đề khiến nhiều người hoang mang. Việc ăn uống không khoa học chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư - căn bệnh đe dọa tính mạng của nhiều người với với hơn 100.000 ca mắc mới mỗi năm tại Việt Nam.

Họa từ miệng mà ra, vậy những thói quen ăn uống như thế nào dẫn đến bệnh ung thư

1. Ăn mặn

Việc ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh tim mạch mà còn tác động lên lớp niêm mạc bao phủ thành dạ dày gây tổn thương dẫn đến những chất độc vi khuẩn dễ tấn công vào dạ dày Khi những vi khuẩn chất độc hại này tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày khiến chúng tổn thương và theo thời gian phát triển thành ung thư

Theo PGS.TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương, nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày có thể chia thành hai nhóm đó là: ngoại sinh và nội sinh. Các yếu tố nguy cơ ngoại sinh đầu tiên phải kể đến đó chính là chế độ ăn uống

Được biết chế độ ăn uống nhiều muối (ăn mặn, ăn trên 5gr muối/ngày) không chỉ có tác hại đối với tim mạch mà còn làm tan các màng niêm mạc phủ trên thành dạ dày làm cho các chất độc và các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây tổn thương cho các tế bào đó.

Ngoài ra, việc ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp

2. Ăn quá nóng

Nhiều người không biết việc ăn quá nóng sẽ rất nguy hiểm bởi đồ nóng không tốt cho sức khỏe dễ dẫn đến niêm mạc thực quản bị bỏng, có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư thực quản

Thạc sỹ Vũ Thị Tuyết Mai (Bộ Y tế) bởi vì, các tế bào thượng bì của niêm mạc thực quản thường xuyên bị nóng kích thích nên sinh ra bị bỏng. Để kịp thời bổ cứu vết thương bỏng, tổ chức tế bào phân liệt nhanh hơn, nếu lại gặp sự kích thích xấu khác như ngộ độc thực phẩm thức ăn không sạch, sự kích thích của rượu thuốc lá… rất có thể dẫn đến ung thư niêm mạc thực quản.

Nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn là từ 50-60 độ. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.

Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70-80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới mức 90 độ C và gây tổn thương nặng nề cho đường ruột. Nếu bạn thường xuyên uống canh nóng thì hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột dễ bị tổn thương nặng nề.

Vì vậy, bạn không nên ăn thức ăn quá nóng, chỉ nên khi độ nóng vừa miệng để vẫn đảm bảo khẩu vị ngon mà không gây tổn thương đường tiêu hóa.

Nên đợi đồ ăn nguội bớt rồi mới ăn để tránh gây bỏng dạ dày, thực quản

 Nên đợi đồ ăn nguội bớt rồi mới ăn để tránh gây bỏng dạ dày, thực quản

3. Ăn nhiều đồ ngọt

Đồ ngọt luôn được tất cả mọi người yêu thích, tuy nhiên nước ngọt trà ngọt, nước chanh có đường và các loại thực phẩm khác có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung Ngoài ra việc tiêu  đồ ngọt  chúng ta đang tiêu thụ lượng đường quá lớn có thể khiến chị em đối diện với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn khoảng 27% so với những chị em có chế độ ăn uống điều độ, không ham đồ ngọt.

Theo Alice.G.Bender (Phó giám đốc các chương trình tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Mỹ) cho biết: Khi ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đồ ngọt, nó sẽ đem đến lượng đường huyết trong máu và insulin Nếu insulin ở mức cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư nội mạc tử cung sinh sôi.

Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt là nguyên nhân gây ra bênh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ung thư vú sau mãn kinh thực quản nội mạc tử cung thận tuyến tụy túi mật và cả ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu được tiến hành rộng rãi tại 21 quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á kết luận rằng ăn nhiều đường rất dễ bị ung thư vú, đặc biệt là ở nhóm phụ nữ lớn tuổi.

4. Ăn thực phẩm để qua đêm

Hạn chế tối đa để đồ ăn qua đêm, nếu để thì phải bảo quản đúng cách

Hạn chế tối đa để đồ ăn qua đêm, nếu để thì phải bảo quản đúng cách

Trước đó trên các trang mạng xã hội nói về một người phụ nữ Malaysia mắc bệnh ung thư chỉ vì ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh từ hôm trước khiến không ít người cảm thấy hoang mang.

Nhiều người có quan niệm nếu thức ăn thừa có thể cất đi vào tủ lạnh để ngày mai, ngày kia ăn cũng không sao. Nhưng theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy: chia  sẻ mặc dù khó kết luận ăn thực phẩm để qua đêm có phải là nguyên nhân gây ung thư không nhưng không thể phủ nhận một điều là thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với để ở bên ngoài.

Vì ở nhiệt độ tủ lạnh thường 5-8 độ C, vi sinh vật ưa lạnh vẫn phát triển và quá trình biến đổi protein trong thực phẩm vẫn diễn ra. Quá trình này tạo nitrat nitrit Khi muối nitrat khi vào cơ thể người tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa sinh ra NO2-. Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người.

Khi bị ngộ độc nitrit thì cơ thể sẽ không thể làm tròn chức năng hô hấp có các biểu hiện như khó thở ngột ngạt. Với hàm lượng cao hơn có thể gây ức chế oxy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu làm cho cơ thể bị choáng váng và ngất khi đang làm việc hay vui chơi. Trường hợp nhiễm độc trầm trọng nếu không được cứu chữa kịp thời dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Ngoài ra, NO2- trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư Hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc ung thư

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật