Hội chứng ruột kích thích, cần tránh gì? Có thể bạn chưa biết

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng... là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa. Khi mắc HCRKT, người bệnh bị hành hạ bằng những cơn đau bụng khủng khiếp bất cứ lúc nào.

HCRKT là các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày ruột. Bệnh thường gặp ở nữ giới (cứ 4 nữ giới mắc HCRKT thì có 1 nam giới bị mắc chứng bệnh này). Người dễ mắc HCRKT là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng (hysteria) trầm cảm ám ảnh hay bị stress tâm lý... Bên cạnh việc phòng ngừa bệnh thì việc chẩn đoán sớm để điều trị chứng bệnh về đại tràng này kịp thời cũng khá quan trọng.

Thủ phạm gây ra HCRKT là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh HCRKT rất đa dạng hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn (trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp); do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (thường xuyên sống phân, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn...); hoặc do rối loạn tâm thần sang chấn tâm thần... Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của HCRKT xuất hiện (trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt) là thần kinh căng thẳng stress uống rượu bia ăn chua cay...

Triệu chứng nhận biết HCRKT

Triệu chứng điển hình nhất của HCRKT là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài và đau bụng.

Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài: Rối loại tiêu hóa là dấu hiệu đầu tiên khi mắc phải bệnh HCRKT. Khi mắc bệnh, hệ thống tiêu hóa của người bệnh sẽ hoạt động không bình thường, các chức năng như chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, hấp thụ thức ăn,... đều bị giảm hiệu quả cho nên gây ra một số triệu chứng như trướng bụng tiêu chảy táo bón Tần suất đi ngoài của người mắc bệnh cũng cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường và sau khi đi ngoài trong phân sẽ có máu. Đây là máu do đại tràng tiết ra khi nhiễm bệnh đại tràng co thắt.

HCRKT được phân thành 3 loại cơ bản: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy Có hiện tượng đau bụngtáo bón Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón

Tình trạng đau bụng: Dấu hiệu thứ hai của bệnh HCRKT đó là hiện tượng đau bụng đại tràng, vùng đau bụng thông thường là hai bên mạn sườn, đây là nơi hoạt động của đại tràng cho nên biểu hiện đau rõ ràng nhất cơn đau có thể đến sau khi ăn no hoặc sau khi ăn những thức ăn kích thích như đồ cay, nóng, lạnh rau sống, tiết canh... Đau bụng trong bệnh HCRKT rất đa dạng, thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn ợ hơi đầy bụng trướng hơi khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Do cơn đau dai dẳng, đặc biệt đau sau khi ăn, nên hầu hết người bệnh bị HCRKT không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Khi căng thẳng stress thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện.

Nhưng cũng có nhiều người bệnh vừa đi ngoài xong lại xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Bệnh kéo dài nhiều năm dễ biến chuyển thành mạn tính nên người bệnh thường gầy xanh xao, thậm chí suy kiệt sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng thiếu nước và chất điện giải cộng thêm nỗi lo sợ về những cơn đau có thể đến bất ngờ.

Ngoài các dấu hiệu HCRKT cơ bản nêu trên, người bệnh có thể còn có các biểu hiện kèm theo phổ biến như người mệt mỏi đau nhức đầu khó ngủ lo lắng... Hơn nữa, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp khó thở căng thẳng mất ngủ

Lời khuyên cho người bệnh mắc HCRKT mạn tính

Chế độ ăn uống là yếu tố cần thực hiện nghiêm ngặt cho người mắc HCRKT mạn tính. Nên lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chấtchất bảo quản Những loại thức ăn dễ gây HCRKT thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá...). Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay. Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt. Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu thuốc lá cà phê...

Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối đu đủ Không nên kiêng quá hoặc ăn uống thoải mái quá. Giữ cho việc ăn uống ở trạng thái cân bằng. Chia làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no vào buổi tối.

Ngoài ra, để tạo sức đề kháng tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa “dở chứng”. Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

Người mắc HCRKT mạn tính cần thay đổi thói quen không tốt trong nếp sống để giảm tác hại của bệnh. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm. Luôn vui vẻ, thoải mái và sống lành mạnh, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành ngồi thiền tập yoga) hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất. Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Có thể lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Để phòng tránh HCRKT, điều cần làm là mọi người nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể. Khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh thì cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật