Cách đơn giản giúp bạn có làn da tươi trẻ và khỏe đẹp

Với độ rộng hơn 2 mét vuông và nặng gần bằng 1/6 trọng lượng cơ thể, da không chỉ giữ nhiều chức năng quan trọng khác nhau mà còn là tấm gương phản ánh sức khỏe và sắc đẹp của mỗi người.

Cấu trúc da thay đổi theo tuổi

Theo PGS. TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, da là cơ quan đa nhiệm vụ lớn nhất, có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Da không chỉ bao bọc, che chở cơ thể khỏi những tác động và ảnh hưởng không có lợi từ môi trường bên ngoài hay sự xâm nhập của vi khuẩn virus mà da còn giúp điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đổ mồ hôi để làm mát cơ thể khi trời nóng và thu nhỏ hệ thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt khi trời lạnh.

Da không chỉ bao bọc, che chở cơ thể khỏi những tác động và ảnh hưởng không có lợi từ môi trường bên ngoài hay sự xâm nhập của vi khuẩn, virus mà da còn giúp điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đổ mồ hôi để làm mát cơ thể khi trời nóng và thu nhỏ hệ thống các mạch máu ở hạ bì để giữ nhiệt cơ thể khi trời lạnh.

Bên cạnh đó, da kiểm soát cảm xúc thông qua đầu các dây thần kinh (ở da) khiến da nhạy cảm với áp lực, chấn động, va chạm, cảm giác đau và nhiệt độ. Không những thế, da còn có khả năng tái tạo, phục hồi các vết thương và là nguồn thức ăn dự trữ (các tế bào chất béo ở mô dưới da cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, khi cơ thể cần, những chất này sẽ được di chuyển đến các mạch máu và đưa đến nơi cần thiết).

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, da có những đặc trưng riêng, chẳng hạn làn da của trẻ em đặc biệt mỏng, ít đề kháng, nhạy cảm với các tác động hóa học, vật lý vi khuẩn tia cực tím…; khi ở tuổi thiếu niên, do sự thay đổi hormon khi dậy thì nên việc sản sinh dầu tăng lên và da chết không được tẩy khiến cho da trở nên bóng nhờn và có thể gây mụn; đến tuổi 25, da có thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa đầu tiên như vết chân chim và khi tuổi càng cao, hàng rào bảo vệ của da ngày càng yếu đi, quá trình trao đổi chất của các tế bào bắt đầu chậm lại, độ ẩm, độ đàn hồi của da giảm nên xuất hiện những vấn đề của da như nếp nhăn đồi mồi… Chính vì vậy, khi khỏe mạnh, da có cấu trúc mềm mại, đủ độ ẩm có khả năng thực hiện tốt những chức năng “thiên bẩm” nhưng khi có bất kỳ biểu hiện khác thường về màu sắc, độ ẩm, độ đàn hồi… thì rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.

Tấm gương phản ánh sức khỏe

Da là ranh giới ngăn cách các cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài và có thể phản ánh về sức khỏe con người chân thực hơn bất kỳ cơ quan nào khác.

Vàng da: Biểu hiện vàng daniêm mạc lòng bàn tay bàn chân, niêm mạc lưỡi và kết mạc mắt có thể là dấu hiệu tăng biliburin trong máu do chức năng gan suy giảm do virus viêm gan gan nhiễm mỡ nhiễm độc gan do thuốc… Các dấu hiệu mẩn ngứa mề đay mụn nhọt cũng cảnh báo suy giảm chức năng gan khiến các độc tố muối mật tích tụ trong cơ thể và lắng đọng ở da, gây kích ứng da

Da phù: Khi bị suy thận thì sẽ có những biểu hiện ở da như phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, da xanh móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu Ngoài ra, dấu hiệu phù trên da còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như thận nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng do nội tiết thiểu năng tuyến giáp…

Nổi mề đay: Khi quá trình tiêu hóa và trao đổi chất giảm do bệnh lý tại dạ dày sẽ khiến da dễ nổi mề đay, dễ bị dị ứng màu da không hồng hào… Nổi mề đay cũng là dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng của cơ thể với dị nguyên là bụi, phấn hoa, côn trùng… hay thuốc

Da trắng nhợt: Da trắng, chuyển xanh sau đó tím đi kéo dài từ vài phút đến vài giờ ở ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi được gọi là hiện tượng Raynaud. Đây là tình trạng máu chảy đến các vị trí này bị giảm do mạch máu bị hẹp và thường xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc bị stress hay mắc các bệnhviêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch các tình trạng rối loạn máu như cryoglobulinemia và đa hồng cầu hội chứng Sjogren viêm bì cơ viêm đa cơ bệnh Buerger.

Da khô, nứt nẻ: Khi da có biểu hiện khô, thô ráp hay nứt nẻ có thể do cơ thể thiếu nước hoặc thiếu một số vitamin thiết yếu như vitamin A vitamin B6 hay thiếu omega 3, kẽm…

Làn da chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài

Làn da chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài

Ngoài ra, một số biểu hiện khác trên da như da xám màu do cơ thể không nhận đủ oxy có thể là dấu hiệu của bệnh khí phế thũng da tăng sắc tố và đổi màu, đặc biệt vùng quanh cổ, nách có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường… Biểu hiện trên da cũng có thể cảnh báo bệnh lý về phổi ung thư hay chế độ ăn chưa hợp lý…

Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến da

TS. Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp- Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết trứng cá, đặc biệt là trứng cá tuổi dậy thì là một bệnh lý về da có số lượng bệnh nhân đến khám đông nhất, ngoài ra còn nhiều bệnh lý da khác nữa như các loại mụn, mề đay nấm viêm…  Nguyên nhân gây tình trạng này có nhiều, trong đó phải kể đến các yếu tố ảnh hưởng xấu như:

Ánh nắng mặt trời: Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời điều này khiến các tế bào da bị lão hóa gây ra sự thay đổi sắc tố da như xuất hiện nám, tàn nhang, làm thay đổi kết cấu da gây nếp nhăn và làm tổn thương mạch máu dưới da dễ khiến da bị thâm tím ngay cả với chấn thương nhẹ do da mỏng hơn ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng.

Ô nhiễm môi trường: Khói, bụi hóa chất dày đặc trong không khí là vấn đề nan giải đối với làn da. Bụi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông làm tăng vi khuẩn trên mặt dẫn đến mụn và những vết đốm trên da. Hóa chất ô nhiễm vô hình trong không khí có thể gây trở ngại cho hệ thống bảo vệ da tự nhiên. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn có thể gây ra các phản ứng làm ức chế khả năng tự sửa chữa của da, khiến da bị lão hóa nhanh chóng.

Môi trường làm việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt hay tiếp xúc với hóa chất như công nhân trong các nhà máy thủy hải sản có nguy cơ cao mắc bệnh da như nấm da, ghẻ…

Tuổi: Có thể từ tuổi 25, da đã bắt đầu quá trình lão hóa và khi càng nhiều tuổi, làn da càng trở nên thô ráp, khô, mất độ đàn hồi với việc hình thành các nếp nhăn, vết đồi mồi Khi bước vào tuổi 40, làn da bắt đầu mỏng dần, lỗ chân lông trở nên to hơn, đặc biệt những vùng xung quanh mắt, miệng và trán xuất hiện nếp nhăn sâu hơn.

Đặc điểm khí hậu: Khí hậu lạnh, hanh khô trong mùa đông là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến da, khiến da cũng trở nên khô, dễ dàng bong tróc với biểu hiện nứt nẻ trên da.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng như chế độ ăn giảm cân làm mất nước suy dinh dưỡng khiến da tóc và móng tay bị mất chất và tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn Ngược lại, một chế độ lành mạnh, bổ dưỡng có thể cải thiện, duy trì làn da khỏe mạnh

Lười tập thể dục: tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu dưới da giúp phân phối các chất dinh dưỡng và oxy cho da. Trong quá trình tập, con người còn tiết ra một lượng mồ hôi nhất định giúp giải phóng các chất cặn bã ra khỏi làn da, làm sạch và giúp da đàn hồi tốt hơn.

Chăm sóc da không đúng cách: Việc làm này có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho làn da. Nếu tẩy da chết quá nhiều hoặc cung cấp quá nhiều dưỡng chất cho da sẽ kích thích sản xuất dầu. Nếu tắm nước nóng quá lâu hoặc không sử dụng kem dưỡng ẩm tốt sẽ khiến da trở nên khô, thô ráp…

Thăm khám phát hiện bệnh da

Thăm khám phát hiện bệnh da

Giữ da khỏe đẹp bằng cách nào?

Để có làn da khỏe đẹp và không bị “già” đi theo tuổi, ngoài việc tránh những yếu tố ảnh hưởng xấu đến lànda như trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Sử dụng kem chống nắng:

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ da chống lại quá trình lão hóa do nắng. Đồng thời, kem chống nắng còn giúp ngăn chặn nếp nhăn, đốm nâu, kém đàn hồi da do sự tấn công của các tia cực tím làm phá vỡ cấu trúc collagen của da.

Khi dùng kem chống nắng, tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm có độ SPF từ 30 trở lên vì với chỉ số này có thể lọc đến 97% tia cực tím. Ngoài ra, để hạn chế tác động của ánh nắng đến da, khi đi ngoài trời nắng, bạn nên đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng.

Uống đủ nước:

Uống đủ nước là yếu tố rất quan trọng giúp da không bị khô và luôn giữ da mềm mại và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố nên khi uống đủ nước cũng có tác dụng chống mụn và trứng cá

Ngủ đủ giấc:

Thiếu ngủ sẽ gây rối loạn các hoạt động điều tiết của tế bào da, ảnh hưởng xấu đến sức sống của các tế bào biểu bì ở da, gây quầng thâm mắt Do đó, để có làn da khỏe, bạn nên duy trì ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật