Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tự nhiên từ gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Bên cạnh lợi ích cho sức khỏe, gừng còn là một nguyên liệu làm đẹp rất tốt.

Gừng và lợi ích sức khỏe

Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng

1. Khắc phục rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu đau bụng co giật tiêu chảy đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn

2. Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn

3. Buồn nôn và nôn: Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn say tàu xe và nôn mửa Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai

4. Các vấn đề tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim

5. Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như l¬¬ạnh ho cảm cúm viêm phế quản hen suyễnkhó thở Gừng rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Việc sử dụng mật ong và gừng trong điều trị các vấn đề hô hấp rất phổ biến tại một số nước Châu Á.

28701

6. Viêm và đau: Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp giảm các cơn đau cơ viêm khớp thấp khớp đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin do đó giúp giảm đau.

7. Vấn đề kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau điều trị ra kinh nguyệt không đều.

8. Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da

9. Stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần loại bỏ các trạng thái căng thẳng chóng mặt bồn chồn và lo lắng.

10. Điều trị liệt dương: Gừng có ích cho sức khỏe nam giới bởi công dụng kích thích sinh dục, hiệu quả trong việc loại bỏ bất lực và điều trị xuất tinh sớm. Gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn

11. Thận: Nước gừng được cho là có thể làm tan sỏi thận

12 Ung thư: Báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ theo một nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư thông qua hóa trị liệu

Làm đẹp từ gừng

Theo trang Khỏe & Đẹp, gừng có công dụng tuyệt diệu trong tẩy da chết trị sẹo

Trẻ hóa da

 Gừng giúp làm ấm cơ thể, tạo sinh lực mới, tràn trề sức sống hơn. Bạn có thể sử dụng để tẩy da chết mỗi tuần 2 lần giúp làn da tươi mới, sáng mịn hơn.

Hỗn hợp gồm 1/2 chén đường, 1/4 chén dầu oliu 2 thìa gừng xắt nhỏ, 1 quả chanh tươi. Trộn đều hỗn hợp trong một bát nhỏ và mát xa cơ thể đã được làm ướt trong vòng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

Làm mờ sẹo thâm

Thái gừng tươi thành từng lát mỏng rồi chà lên vùng da bị sẹo. Sau đó đắp gừng lên vết sẹo thâm từ 3 - 5 phút. Áp dụng phương pháp trên 2 - 3 lần/ngày, sau 2 tuần phần da bị thâm sẽ bình thường trở lại.

Trị gàu

Gừng được xem là chất khử trùng đặc biệt, vì vậy có thể dùng nước gừng ấm thay thế dầu gội đầu để khắc phục vấn đề này. Trước tiên nên thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng ấm gội lại thật sạch. Nếu muốn diệt gàu triệt để, nên áp dụng 3 lần/tuần.

Trị nám với gừng

28726

Trộn đều nước ép gừng tươi mật ong nước hoa hồng theo tỷ lệ 1:1:1, rửa sạch da mặt dùng bông sạch thấm đều hỗn hợp này massage nhẹ nhàng lên mặt, đặc biệt là vùng da bị nám để da hấp thụ dễ dàng hơn, khi hỗn hợp khô trên da, bạn tiếp tục thoa thêm 1 lớp khác, làm liên tục trong 20 phút rồi rửa mặt sach với nước ấm sau đó là nước lạnh, thực hiện 2 ngày 1 lần sẽ giúp trị nám hiệu quả.

Giúp da săn chắc hơn

Sử dụng gừng tươi, làm sạch, xay nhuyễn trộn với muối tắm và massage nhẹ nhàng cơ thể 3 lần 1 tuần, mỗi lần 20 phút để giúp da săn chắc hơn, trẻ trung hơn, căng tràn sức sống, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa hiệu quả hơn nhé, đây cũng là biện pháp hiệu quả giúp bạn đánh tan những vùng mỡ thừa trên cơ thể nữa đấy.

Gừng giảm cân

Hòa 1 muỗng mật ong 1 miếng gừng đập dập vào 200ml nước nóng là bạn đã có một ly nước ấm áp khi trời lạnh và thật kì diệu nó còn trợ giúp bạn giảm cân hữu hiệu.

Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan ngăn triệu chứng rụng tóc nhất là khi thời tiết đang giao mùa

Trị chứng hôi nách, hôi chân

Gừng tươi chứa 20-25% là tinh dầu và 20-30% là chất cay. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình ra mồ hôi và giúp vùng nách chân khô thoáng hơn cũng như chữa trị mùi hôi nách hôi chân hiệu quả. Bạn có thể rửa sạch một củ gừng tươi, ép lấy nước và bôi vào nách, chân ngày vài lần, thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn loại bỏ được mùi hôi, cho nách được khô thoáng dễ chịu.

 Vốn được biết tới với khả năng đẩy mạnh lượng máu lưu thông và chứa nhiều axit béo gừng sẽ giúp các cô nàng cải thiện vấn đề tóc mỏng. Để thực hiện, hãy hòa trộn nước ép gừng với dầu dừa lấy hỗn hợp này rồi massage da đầu nhẹ nhàng. Để nguyên hỗn hợp này trên tóc trong khoảng 30 phút rồi gội sạch. Đều đặn 3 lần/tuần trong liên tục 1 tháng, bạn sẽ thấy tóc dày lên và bóng, khỏe hơn.

Lưu ý khi sử dụng gừng

1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt viêm phổi phù thũng phổi, hạch phổi viêm dạ dày viêm gan viêm thận bệnh tiểu đường…

3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan ung thư thực quản

5. Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật