Thiếu máu có nguy hiểm? Những thông tin bạn chớ nên bỏ qua
Nữ sinh phải nhập viện do thiếu máu nghiêm trọng, cảnh báo loại đồ uống vạn người mê
Muốn con khỏe mạnh ngừa thiếu máu, mẹ đừng quên bổ sung 4 loại thực phẩm giàu sắt này
Nhận diện các thể bệnh thiếu máu
Thiếu máu do chảy máu: Cấp tính: sau chấn thương chảy máu dạ dày - tá tràng... Mạn tính: do giun móc trĩ chảy máu thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt vitamin B12, acid folic vitamin C protein nội tiết thường gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu do rối loạn tạo máu: suy nhược tủy xương loạn sản tủy xương. Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương thiếu máu do huyết tán: nguyên nhân tại HC như bất thường cấu trúc màng HC (bệnh HC hình bi...), thiếu hụt men (G6PD...), rối loạn HST (thalassemia, bệnh HC hình lưỡi liềm..); nguyên nhân ngoài HC như miễn dịch nhiễm độc nhiễm trùng bỏng...
Biểu hiện thế nào?
Người bệnh có thể thấy ù tai hoa mắt chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất lịm, nhất là khi thiếu máu nhiều; nhức đầu giảm trí nhớ mất ngủ hoặc ngủ gà thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay; hồi hộp đánh trống ngực khó thở có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim; chán ăn đầy bụng đau bụng tiêu chảy hoặc táo bón Người bệnh có thể tự nhận biết hoặc do người khác phát hiện ra như: da xanh xao niêm mạc nhợt nhạt; hoặc có thể kèm theo vàng da niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; hoặc có thể kèm theo sạm da niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt có thể quan sát rõ ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay hoặc ở niêm mạc mắt, môi, lưỡi vòm miệng Màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da; lưỡi màu nhợt hoặc có thể nhợt vàng trong huyết tán, hoặc bựa bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn hoặc lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. Gai lưỡi mòn hay mất làm lưỡi nhẵn bóng, có thể có vết ấn răng (thường gặp trong thiếu máu mạn và nhược sắc); tóc rụng móng tay giòn dễ gãy chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy,... Khi thiếu máu tim sẽ phải đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu. Nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm. Chẩn đoán hội chứng thiếu máu, phân loại và tìm nguyên nhân phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, nhưng chủ yếu và quyết định phải dựa vào các xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu toàn diện cho biết mức độ các tế bào hồng cầu bạch cầu tiểu cầu và huyết sắc tố. Đồng thời biết được kích thước trung bình, thay đổi kích thước, khối lượng và nồng độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Xét nghiệm máu khác: một khi xét nghiệm toàn diện cho thấy bị thiếu máu, bạn sẽ được chẩn đoán sâu hơn như kiểm tra hemoglobin, xét nghiệm đếm hồng cầu lưới để xem tủy xương sản xuất hồng cầu như thế nào. Kiểm tra về sắt để đo lượng sắt dự trữ trong cơ thể và trong máu.
Ai dễ bị thiếu máu?
Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu khi chế độ ăn thiếu chất sắt Trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể có cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ như đá, đất sét. Bác sĩ nhi sẽ kiểm tra trẻ em khi có dấu hiệu thiếu máu Nếu không chữa trị, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ.
Phụ nữ và những người mắc bệnh kinh niên như như bệnh thận cũng có nguy cơ thiếu máu. Nguyên nhân do phụ nữ có chu kỳ “đèn đỏ” nên sẽ mất nhiều máu. Thời kỳ thai kỳ cũng làm thay đổi lượng máu trong cơ thể. Người mắc bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu. Ngay cả ở tuổi teen, nếu thấy mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến khả năng bị thiếu máu. Một số trẻ phát triển quá nhanh có thể thiếu máu do thiếu sắt
Điều trị bệnh thiếu máu
Tùy vào nguyên nhân của bệnh thiếu máu mà chúng ta tìm cho mình cách điều trị khác nhau.
Thiếu máu do thiếu sắt sẽ phải bổ sung sắt để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt. Lượng sắt dư thừa có thể gây hại. Các triệu chứng của tình trạng quá tải sắt bao gồm mệt mỏi nôn tiêu chảy đau đầu khó chịu... Nên tăng lượng chất sắt trong chế độ ăn uống Nguồn thực phẩm nhiều chất sắt bao gồm thịt đỏ đậu, lòng đỏ trứng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt các loại hạt và hải sản...
Đối với thiếu máu do thiếu B12 và folate vitamin bác sĩ cũng có thể khuyên nên tăng lượng vitamin B12 trong chế độ ăn uống Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 là thịt gan thận, cá, hàu, trai sữa pho mát và trứng
Trong một số trường hợp thiếu máu do bị thận mạn tính, cần tiêm hormon erythropoietin. Ở bệnh hồng cầu hình liềm dùng hydroxyruena để giúp giảm đau
Khi thiếu máu nặng, cần truyền máu cùng nhóm. Nếu cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, có thể chữa bằng cấy ghép tủy xương hay máu từ cuống rốn. Tế bào máu bị phá hủy quá nhanh, cần điều trị huyết tương hay loại bỏ lá lách. Việc điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:08 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:08 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023