Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét dạ dày, bạn đã biết chưa?

Không có một chế độ ăn uống cụ thể cho một vết loét dạ dày. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm nhất định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau, khó tiêu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa nên những người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế, tránh sử dụng.

Thức ăn

Thực phẩm nhiều mùi vị: Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay rán, chiên, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này thường khiến dạ dàygan phải làm việc nhiều hơn. Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, thêm căng thẳng

Thực phẩm nguội, cứng: Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xường xúc xích là những đồ ăn lạnh, không thích hợp với những người bụng dạ yếu. Những thức ăn cứng, dai như: thịt nhiều gân, sụn rau có nhiều xơ già, … là những thực phẩm khó tiêu gây cọ xát niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày phải là việc nhiều hơn, làm trầm trọng hơn các vết loét.

Thực phẩm chua, cay: Dấm tỏi dưa cà, hành muối và gia vị cay người đau dạ dày cũng không nên sử dụng. Những thực phẩm này có thể làm tăng axit dạ dày gây trào ngược axit và làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến viêm loét dạ dày Với thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, nhiều người cho rằng có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, lại có rất ít bằng chứng y tế đằng sau lời đồn thổi này. Và thực tế đã chứng minh, hầu hết viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn và một số loại thuốc Song cũng phải công nhận một điều, các thực phẩm nhiều gia vị và gia vị cũng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, nếu dạ dày đang bị viêm, loét, hãy hạn chế và tránh xa ớt tươi, ớt bột.

Hạn chế ăn thịt đỏ: Khi ăn thịt đỏ vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa chúng vì các protein động vật thường có hàm lượng axit cao. Vì thế, khi muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể phải tăng sản xuất các axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit này đương nhiên là không tốt với người đang có bệnh dạ dày.

Sữa chua: sữa chua là một chế phẩm được lên men từ sữa (chủ yếu là sữa bò), có giá trị dinh dưỡng và từ lâu được biết đến là nguồn bổ sung can xi, kẽm. Việc sử dụng sữa chua có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng với người bị viêm loét dạ dày thì lại không tốt. Sữa chua kích thích dạ dày tăng sản xuất axít làm các vết loét bị kích ứng. Cần hạn chế sữa chua vì nó có thể làm vết loét mau lành.

Chè, cà phê: Chè, cà phê đặc và đồ uống có ga cũng không tốt với những người đã có vết loét hoặc viêm dạ dày Theo một nghiên cứu từ các “Phòng khám y tế của Bắc Mỹ,” cà phê và trà có caffeine nên tránh vì chúng kích thích việc sản sinh axit và các axit này lại tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày có thể gây đau khó chịu và gây ra chứng khó tiêu ở những người bị viêm loét dạ dày Các trường đại học của Trung tâm Y tế Maryland (UMMC) cũng khuyến cáo tránh đồ uống có ga như soda, với cùng lý do tương tự.

Rượu: Trong một bài báo được công bố vào tháng 12/2000 trên Tạp chí “American Journal of Gastroenterology”, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng uống rượu làm tăng phản xạ dạ dày thực quản (GERD), làm nặng thêm các vết loét. Đồng thời rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn niêm mạc dạ dày và ruột non bởi vậy những người bị viêm loét cần tránh để hạn chế bị xuất huyếtviêm dạ dày

Nước lạnh: Nước lạnh dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Đối với những người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh kém cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa

Rau quả

Quả có múi

Các nghiên cứu của “Phòng khám y tế của Bắc Mỹ” cũng xác định rằng các thực phẩm giàu axit citric gây ra sự khó chịu ở một số bệnh nhân bị loét dạ dày A xít citric có thể được tìm thấy trong những loại quả có múi như chanh cam bưởi. Nước ép trái cây từ những quả này cũng vậy, chẳng hạn như nước cam ép có tính axit có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa và kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Nếu người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng Bên cạnh đó, nước chanh cũng có thể gây tiêu chảycác bệnh nhân bị bệnh đường ruột đau dạ dày

Một số hoa quả khác: Một số loại quả khác như dưa chuột dưa hấu dứa đu đủ xanh chuối tiêu, táo cũng không có lợi cho người viêm, loét dạ dày nên cần hạn chế. Chẳng hạn như dưa chuột dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng tiêu chảy Quả dứa có nhiều axit citric và có một

số enzyme có tác dụng làm tiêu protein không có lợi cho người đau dạ dày làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

Súp lơ xanh, bắp cải: Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Cà chua: cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị Do đó, ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột…Các loại tương cà chua cũng có tính chất tương tự. Ngoài ra còn có các loại quả chua đu đủ chín, chuối tiêu, táo cũng không tốt cho người đau dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật