Bật mí cho các bạn một số món ăn, bài thuốc trị bệnh sởi đơn giản, hiệu quả

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị bệnh sởi cần được chăm sóc tốt cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các món ăn bài thuốc để bệnh nhanh khỏi.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây biến chứng viêm tai giữa viêm phổi tiêu chảy khô loét giác mạc Thông thường mùa hè là đúng vào thời điểm nhiều trẻ bị lây bệnh sởi ư

Triệu chứng ban đầu

Bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C mệt mỏi kèm chảy nước mũi ho nổi phát ban Khá nhiều bệnh lý khác cũng xuất hiện các triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm và phân biệt sởi với bệnh lý khác bằng cách dựa vào các triệu chứng cụ thể.

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

- Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC đến 40oC, có thể có sốt cao co giật kèm mệt mỏi nhức đầu đau cơ đau khớp Ngoài ra, còn có triệu chứng chảy nước mắt kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù hắt hơi sổ mũi ho đàm khàn giọng Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy

- Thời kỳ phát ban: Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng xuất huyết tiêu hóa

- Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Theo các bác sĩ, dấu hiệu nữa để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Cách chăm sóc người bị sởi

- Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bệnh nhân, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho người bệnh. Lau người cho bệnh nhân hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly bệnh nhân, cho người bệnh ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

Thực phẩm nên dùng khi bị sởi

Người bị sởi nên dùng các thực phẩm như củ năng đậu hũ cháo đậu đỏ cháo đậu xanh cháo cà rốt bắp cải cải bó xôi mía lau nấm hương củ cải đường hoa hiên (hoa kim châm) bí đỏ bông cải xanh bí đao rau dền đỏ dưa hấu dưa chuột lê, giấm gạo cá chép cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau) cá hồi cá trích, thịt heo nạc nho trà xanh rong biển cà chua cà rốt chuối táo, lê đậu xanh hạt sen hạt mè, hạt ý dĩ…

Thực phẩm không nên dùng

Người đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt hạt tiêu, quế hành tây tỏi cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Nếu bệnh nhân bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển đậu phộng chocolate pho mát sữa trứng phụ gia thực phẩm các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.

Một số món ăn, bài thuốc có ích cho người bị bệnh sởi theo từng thời kỳ

Thời kỳ khởi phát

Nước rau mùi

Rau mùi tươi 25g cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi thêm nước, đun sôi kỹ 1 - 2 phút, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, chỉ uống 1 - 2 ngày đầu khi mới mắc bệnh.

Canh đậu phụ

Đậu phụ khoảng 200g, rau mùi non 25g dầu thực vật bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Đậu phụ cắt miếng nhỏ, rán bằng dầu thực vật cho vàng. Rau mùi rửa sạch cho vào nồi, thêm nước, đun sôi cho đậu phụ bột ngọt, bột gia vị vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, có thể ăn với cơm.

Thời kỳ phát ban

Nước củ cải

Củ cải 150g, đường phèn 15g củ cải rửa sạch ép lấy nước, cho đường phèn vào, hấp cách thủy cho chín và tan hết đường, để nguội chia 2 lần uống trong ngày.

Nước lê tươi

Lê tươi 1 quả khoảng 200g, đường phèn 10g. Lê tươi rửa sạch cắt ở phần gần núm tạo thành một cái nắp, khoét bỏ một phần ruột quả lên, cho đường phèn vào đậy nắp lại, ghim chặt, hấp cách thủy. Khi lê chín đem ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.

Thời kỳ phục hồi

Cháo hồng táo

Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g đường phèn 15g. Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun sôi Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho đường phèn vào, quấy cho tan đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày.

Cháo cà rốt

Cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch. Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, củ mài, gạo tẻ vào nấu cháo, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, trong 4 - 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi giảm ho long đờm

Cách phòng ngừa bệnh sởi

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho hắt hơi

- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.

- Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Đây là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật