Những biến chứng nguy hiểm mẹ bầu thường gặp trong các giai đoạn thai kỳ

Những biến chứng cực nguy hiểm trong 9 tháng mang thai có thể cướp mất thai nhi của mẹ. Dưới đây là 12 biến chứng nguy hiểm mẹ thường gặp phải nhất trong từng quý thai kỳ.

3 tháng đầu

Nghén nặng

Cứ khoảng 100 thai phụ sẽ có 2 người bị nghén nặng vào những tháng đầu hoặc cả thai kỳ với các triệu chứng như buồn nôn liên tục đau đầu mệt mỏi huyết áp thấp nhịp tim nhanh, có thể dẫn đến hôn mê.

Nguyên nhân là do trong cơ thể những mẹ bầu này có chứa lượng hormone nhạy cảm cao hơn so với các thai phụ khác. Nghén nặng cũng thường xảy ra với những mẹ bầu béo phì mang thai lần đầu đa thai v.v… Một nghiên cứu gần đây cho thấy mẹ bầu nghén nặng còn có nguy cơ cao mắc chứng tiền sản giật và thường phải nhập viện trước tuần 12 của thai kỳ do nôn mửa quá nhiều làm tăng khả năng tắc ruột nhiễm trùng đường tiết niệu suy yếu chức năng gan v.v… Do đó, nếu bị nghén nặng dẫn đến mất nước mẹ bầu phải nhanh chóng nhập viện để được truyền dịch kịp thời.

Hở cổ tử cung

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của hở cổ tử cung là vào những tháng cuối của quý 1, đầu quý 2 thai kỳ, khi ống cổ tử cung không khép chặt và bắt đầu mở trước thời điểm sinh làm túi nước ối chứa thai nhi tụt xuống đường âm đạo, vỡ ra. Thai phụ đang sinh hoạt bình thường đột nhiên cảm thấy nước ối chảy ra. Sau vài cơn gò mạnh, thai được sinh ra rất nhanh. Do chỉ khoảng từ 3 – 4 tháng nên thai rất non và thường chết ngay sau khi sinh.

Một điều không may là hở cổ tử cung thường chỉ được chẩn đoán sau khi đã sẩy thai lần đầu tiên, lần mang thai sau lại có nguy cơ bị sẩy sớm hơn lần trước.

Thai ngoài tử cung

Là 1 biến chứng khá phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người mẹ nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5/1000, tức cứ 1000 người mang thai sẽ có từ 4 – 10 thai phụ có thể bị thai ngoài tử cung Đây là trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung, 99% là noãn làm tổ trong ống dẫn trứng hiếm hơn là trứng thụ tinh nằm trong khoang bụng, trong cổ tử cung hoặc trên 1 trong 2 buồng trứng

Chửa trứng

Là một hiện tượng thai nghén bất thường, thai phụ bị chửa trứng có 1 phần hay toàn bộ tổ chức gai nhau bị thoái hóa tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau thành từng chùm như trứng ếch. Những chùm nang này thường chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung và tiếp tục phát triển nhờ máu mẹ, dù trứng đã hỏng.

Chửa trứng đặc biệt gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ, nếu không kịp cấp cứu kịp thời có thể gây băng huyết, hoặc trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu ổ bụng. Nguy hiểm hơn là chửa trứng có thể gây ung thư mô trung sản, chiếm đến gần 30% ca chửa trứng do tế bào nuôi phần nhau bị ung thư và lây sang mẹ, thường xảy ra ở những mẹ có kích thước tử cung trước khi nạo to hơn tuổi thai 20 tuần, hoặc có 2 nang hoàng tuyến to 2 bên buồng trứng nồng độ HCG tăng rất cao, có biến chứng của chửa trứng như nhiễm độc thai nghén hay cường tuyến giáp cũng có thể do chữa trứng tái phát.

Sẩy thai

Có đến 1/3 thai phụ sẽ bị sẩy thai trong khoảng 20 tuần đầu thai kỳ. Các triệu chứng báo hiệu sẩy thai gồm: ra máu âm đạo bất thường kèm đau bụng đau lưng chuột rút; xuất hiện các cơn co thắt từ 5 – 20 phút/ lần hoặc giảm đến mất hẳn các triệu chứng thai kỳ, kèm giảm cân nhanh chóng.

3 tháng giữa

Nhau thai bất thường

Nhau tiền đạo và nhau bong non là 2 biến chứng về nhau thai cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ. Nhau tiền đạo chiếm tỷ lệ 1/200 trường hợp mang thai cũng hay gặp ở những mẹ bầu có tử cung phát triển bất thường, sinh đẻ nhiều lần, từng sinh đôi sinh ba hút thuốc lá, có con khi tuổi đã cao v.v… hoặc có vết sẹo cũ ở tử cung do đẻ mổ, phẫu thuật tử cung, nạo hút thai, nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám vào đoạn dưới hoặc ở cổ tử cung thay vì ở vùng đáy, thân tử cung như bình thường.

Nhau bong non là trường hợp cấp cứu sản khoa rất nguy hiểm và hay xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ,  tuy nhiên cũng có một số thai phụ gặp phải biến chứng này vào những tháng giữa thời kỳ thai nghén.

Tiền sản giật

tiền sản giật chủ yếu xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có 1 số thai phụ mắc phải biến chứng nguy hiểm này ngay trong quý 2 của kỳ thai nghén Các dấu hiệu báo hiệu tiền sản giật gồm huyết áp cao rõ rệt, mẹ bị phù hoặc sưng quá nhiều và có đạm trong nước tiểu tiền sản giật ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể mẹ, bao gồm cả nhau thai, do đó đây cũng là nguyên nhân khiến thai chậm phát triển suy thai thậm chí làm thai chết trong tử cung. Biến chứng này có thể khiến mẹ bị tổn thương gan thận xuất huyết nếu không điều trị kịp dẫn đến co giật hôn mê phù phổi cấp suy tim cấp hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Vỡ ối non

Vỡ ối non là tình trạng màng ối bị vỡ quá sớm trước giai đoạn chuyển dạ Nếu vỡ ối non trong quý 2, người mẹ có nguy cơ phải đối diện với việc sinh non thai nhi khó sống sót sau khi lọt lòng mẹ. Đây là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 75% trẻ sơ sinh mà không do những bất thường thai nhi

3 tháng cuối

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng có nguy cơ mắc phải chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, nhất là với những chị em ít vận động, bị thừa cân suy tim ứ huyết, chấn thương trực tiếp ở chi dưới hay thụ tinh trong ống nghiệm hút thuốc lá tiền sử gia đình có người thân bị huyết khối v.v…

Đây là tình trạng tắc nghẽn 1 tĩnh mạch do cục máu đông được vận chuyển trong dòng máu từ một nơi khác đến làm tắc tĩnh mạch chi dưới, hoặc tĩnh mạch chậu. Khi cục máu đông bị bóc tách khỏi thành mạch có thể đi đến các mạch máu lớn ở tim phổi làm thuyên tắc tim, phổi, gây tử vong cho thai phụ.

Tiểu đường thai kỳ

Vào đầu quý ba, hầu hết bà bầu đều sẽ được làm xét nghiệm để xem có bị mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Đây là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ bầu bí, gồm 2 thể là tiểu đường rõ, có trước khi mang thai chỉ phát triển trong thai kỳ và kéo dài sau sinh; thể 2 là bất thường dung nạp đường huyết thật sự, xuất hiện trong lúc mang thai biến mất tạm thời sau sinh. Đáng báo động là tỷ lệ thai phụ bị tiểu đường ở nước ta đang gia tăng. Theo 1 khảo sát của bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) dựa trên số liệu tổng hợp từ các bệnh viện phụ sản trong nước cho thấy tỷ lệ thai phụ mắc tiểu đường đã tăng từ 2,1% vào năm 1997 lên 4% vào năm 2007, năm 2008 đã lên đến 11%... Trong vòng 7 năm trở lại đây, số lượng bà bầu bị biến chứng này đã tăng gấp đôi so với trước đó.

Ứ mật thai kỳ

Khoảng 1/1000 thai phụ sẽ mắc chứng bệnh này, gây ra cảm giác đặc biệt khó chịu cho bà bầu nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do axit mật được tạo thành trong gan rồi theo các ống gan đi vào túi mật túi mật giúp dự trữ axit mật và bẻ gãy các chất béo cần thiết trong quá trình tiêu hóa

Đa ối – Thiểu ối

Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít hay quá nhiều, một trạng thái như vậy được gọi là thiểu ốiđa ối Cho dù là thiểu ối hay đa ối thì đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Trong khi thiểu ối dễ khiến trẻ bị ngạt thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật