Bí quyết đẩy lùi bệnh truyền nhiễm mùa hè bạn đã biết

Những bí quyết sau từ các chuyên gia sẽ giúp bạn đẩy lùi các căn bệnh như viêm não Nhật Bản, viêm gan B, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, liên cầu lợn, tiêu chảy, ... một cách hiệu nghiệm.

Bệnh truyền nhiễm luôn là mối lo với mọi người, đặc biệt vào thời điểm tháng 7 giữa hè, lúc nắng nóng, lúc mưa nhiều. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy (trưởng bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội), bệnh truyền nhiễm luôn gây lo lắng cho các ông bố bà mẹ. Thời gian gần đây, nhiều trẻ em nhập viện ồ ạt do mắc bệnh truyền nhiễm. Vào thời điểm thời tiết thay đổi mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho virus vi khuẩn phát triển, vì vậy mà các bệnh đường hô hấpcác bệnh truyền nhiễm như đau mắt đỏ, … thường phát triển.

Đợt lụt cũng cảnh báo những căn bệnh truyền nhiễm theo đường tiêu hoá như tả tiêu chảy viêm gan E,... Thời tiết thay đổi mưa nhiều làm vật thể trung gian phát triển như muỗi. Hàng năm chúng ta cảnh báo sốt xuất huyết viêm não Nhật Bản vào mùa này.

Với sự tư vấn cụ thể, cặn kẽ của các chuyên gia đầu ngành gồm: TS. Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam); PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy (Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội); PGS. TS. Phạm Nhật An (Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương) đã giúp các bậc phụ huynh và độc giả nắm rõ cách tốt nhất để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe con em cũng như người thân của mình một cách hiệu quả nhất trước các bệnh truyền nhiễm.

Vai trò của tiêm phòng vắc xin trong phòng bệnh truyền nhiễm

Theo PGS. TS. Phạm Nhật An các bệnh truyền nhiễm có những đặc tính nguy hiểm, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ai. Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, diễn biến nhanh, di chứng nặng, khả năng tử vong cao nên mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ sức khỏe Có nhiều cách phòng bệnh truyền nhiễm, nhưng điều quan trọng số 1 trong phòng chống bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin phòng bệnh.

PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, hàng năm phía bắc chúng ta có đợt dịch, mỗi năm có đợt dịch như viêm não Nhật Bản hay sốt xuất huyết (SXH). Kể cả người lành có sức đề kháng tốt, nhưng mang trong mình virus gây bệnh cũng có thể lây sang người thân của mình. Đó là lý do nên tiêm phòng vắc xin đặc biệt ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu để phòng bệnh. Đối với dịch viêm não Nhật Bản, PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, phải tiêm trước khi có dịch viêm não, chứ không phải có dịch mới tiêm. Tiêm trước 15 tuổi để tránh biến chứng. Còn PGS. TS. Phạm Nhật An bổ sung thêm rằng: “Viêm não Nhật Bản có vắc xin trong chương trình TCMR. Viêm não chủ yếu xảy ra cho trẻ 2-8 tuổi, thường tiêm lúc 1 tuổi, tiêm đủ 3 mũi mới phòng được.”

Trả lời câu hỏi qua điện thoại của một độc giả: “Có những trường hợp đã tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh, liệu có phải do vắc xin không hiệu quả hay do nguyên nhân nào khác?”, PGS. TS. Phạm Nhật An đã trả lời như sau: “Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) mới có 9 loại vắc xin, còn trong khuyến cáo thì nhiều hơn, như thủy đậu quai bị rota virus không nằm trong 9 loại trên. Những bệnh được tiêm vắc xin để phòng trong chương trình TCMR là những loại bệnh phổ biến nhất và nguy hiểm nhất. Chúng ta có thể tuân theo các khuyến cáo của Hội nhi khoa, tùy từng đối tượng chúng ta có thể tiêm phòng thêm. Như vắc xin phế cầu trong nhiều trường hợp có thể phòng được bệnh viêm phổi nhiễm trùng đường hô hấp viêm màng não do phế cầu.

Tuy nhiên, tiêm vắc xin  có hiệu quả rất cao để phòng bệnh, nhưng không thể phòng được tất cả các bệnh. Tiêm vắc xin  phòng bệnh nào có thể phòng được bệnh đó, như vắc xin viêm não Nhật Bản nó chỉ phòng được bệnh viêm não do virus viêm não Nhật Bản thôi, chứ không phòng được viêm não do virus herpes hay virus đường ruột là không phòng được. Cần lưu ý, khi tiêm vắc xin cần tiêm đủ liệu trình, như vắc xin phòng lao chỉ cần tiêm 1 mũi, vắc xin viêm não Nhật Bản phải tiêm 3 mũi. Thứ 3, cần đảm bảo kỹ thuật tiêm, như tiêm trong da đối với vắc xin lao. Tiêm loại vắc xin nào chỉ phòng được loại đó. Trong một số trường hợp, nó có thể bảo vệ chéo, nhưng không nhiều.  Tiêm phòng rất tốt, nhưng cần tiêm đầy đủ và đúng chỉ định."

Trả lời câu hỏi của độc giả Trần Thị Chiên ([email protected]): “Thưa bác sĩ, cháu biết mình bị nhiễm viêm gan b từ tuần thứ 12 của thai kỳ, cháu có làm một số xét nghiệm và bác sĩ cho biết lượng vi rút của cháu rất cao nên cháu phải uống thuốc điều trị. Bác sĩ có dặn cháu uống từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Cháu rất lo lắng có nên uống thuốc không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu."

PGS. TS. Phạm Nhật An đã trả lời như sau: “Nếu con bị nhiễm từ mẹ, những đứa con có nguy cơ mắc bệnh mạn tính và diễn biến xấu rất cao, lên tới 80%. Đối với trường hợp của chị rất cần và nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu trong thời gian mang thai người mẹ nhiễm viêm gan B có tải lượng virus cao, nguy cơ lây cho con cao. Mẹ có thể lây cho con trong 3 thời điểm là khi đang mang thai trong cuộc đẻ và trong thời gian nuôi con. Tỷ lệ lây cao nhất là trong cuộc đẻ. Nếu tải lượng virus cao, có thể lây ngay khi thai nhi ở trong bụng mẹ. Trong trường hợp tải lượng virus cao trong máu mẹ, người ta dùng thuốc để điều trị, ức chế để giảm lượng virus xuống. Thậm chí sau khi đứa trẻ chào đời, người mẹ vẫn được điều trị ít nhất 1 tháng sau đẻ.

Đối với những em bé này khi chào đời cần phải được tiêm phòng. Với những trường hợp này còn phải tiêm đồng thời huyết thanh kháng virus viêm gan b thường không nên để quá 12 giờ sau sinh.“

Ngoài ra viêm gan b có khả năng lây qua đường tình dục Vì vậy viêm gan b có thể lây từ chồng sang vợ. Để ngừa lây qua con đường này, cần tiêm đủ 3 mũi. Nếu đã tiêm vắc xin rồi cần kiểm tra xem có miễn dịch chưa. Nếu mẹ không bị viêm gan B thì không thể lây viêm gan B cho con. Tuy nhiên có những con đường lây do tiếp xúc gần có thể xảy ra khi chưa có biện pháp phòng bệnh. Nếu mẹ có viêm gan b rồi, có thể phòng bệnh cho con bằng vắc xin. Nếu tải lượng virus viêm gan B của mẹ cao cần điều trị trong 3 tháng cuối mang thai Đối với con cần được tiêm vắc xin  và huyết thanh phòng bệnh khi chào đời.

Làm thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?

Theo PGS. TS. Phạm Nhật An, nếu mẹ đang cho con bú mà mắc cúm, khả năng lây cho con rất cao. Tốt nhất với người mẹ đang nuôi con nhỏ nên tiêm phòng vắc xin cúm. Vắc xin phòng cúm cần tiêm mỗi năm 1 lần. Trong thời gian mẹ đang bị viêm đường hô hấp trên hay các hội chứng giả cúm cần bảo đảm tránh lây truyền cho con như đeo khẩu trang, rửa tay trước khi cho con ăn, cách ly càng tốt.

Còn sốt xuất huyết là bệnh lây từ người sang người, nhưng điều quan trọng phải có muỗi aedes truyền bệnh. Khả năng lây có, nếu xung quanh nhà bạn có muỗi truyền bệnh thì khả năng lây cao. Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết là 10 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Bạn cần phải giữ gìn đề phòng muỗi đốt, diệt muỗi xung quanh và trong nhà.

Đối với bệnh đau mắt đỏ PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy đưa ra lời khuyên người bị đau mắt đỏ không nên đi bơi để tránh nặng thêm và tránh lây cho cộng đồng: “Bệnh nhân đau mắt đỏ khá lành tính, lây thành vụ dịch, ít khi để lại di chứng. Trừ một vài trường hợp có thể gây loét, đỏ mắt nhưng di chứng rất hiếm. Tuy nhiên, lây rất nhanh, nếu ở hồ bơi thì lây rất nhanh. Chữa đau mắt đỏ vệ sinh tại chỗ, nước muối. Bản thân đeo kính bơi cũng không đảm bảo là sẽ không lây cho người khác. Khi đi bơi nước vào sẽ nặng lên. Khi bị bệnh đau mắt đỏ phải cách ly. Nếu đứa trẻ đau mắt đỏ thì không nên bơi để khỏi lây cho cộng đồng. Nếu đợi sau 7 ngày, khỏi rồi đi bơi thì không sao.”

Bác sĩ Diệu Thúy cũng bày cho các bậc phụ huynh lo ngại về khả năng lây chéo bệnh truyền nhiễm khi phải đưa trẻ tới bệnh viện là nên hẹn lịch trước với bác sĩ để giảm thiểu thời gian ở lại bệnh viện thực hiện các biện pháp phòng vệ như đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ để hạn chế tối đa tác nhân gây bệnh.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Trả lời câu hỏi của bạn Mai Anh ở Xuân Thủy, Hà Nội về dấu hiệu của bệnh viêm não Nhật Bản PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy trả lời như sau: “Viêm não Nhật bản tổn thương hệ thần kinh TW. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu của tổn thương thần kinh. Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra nên cũng có thể có triệu chứng như các bệnh nhiễm virus. Một vài dấu hiệu có thể nhầm với dấu hiệu đường tiêu hoá. Có một số bệnh nhân có triệu chứng hắt hơi sổ mũi một số bệnh nhân không. Một số bệnh nhân lớn thì đau đầu sốt cao. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, vật vã, nôn hết tất cả mọi thứ. Đứa trẻ viêm não nôn vọt, ăn cũng nôn, không ăn cũng nôn, sốt rất cao.

Nếu có đầy đủ dấu hiệu sốt cao đau đầu nôn vọt thì rất có thể là viêm não Nhật Bản. Vào mùa này, nếu có dấu hiệu sốt cao đau đầu nhiều, nôn vọt thì nên đưa đến cơ sở y tế để điều trị.”

Bạn Đặng Nam Khánh ([email protected]) có câu hỏi: "Con nhà em được 12 tháng, cháu hôm qua bị sốt 39-40 độ. Bác sĩ chẩn đoán là sốt virut , kê cho cháu thuốc hạ sốt và thuốc bổ. Sang ngày hôm sau cháu ho nhiều mà nôn trớ liên tục. Đến giờ cháu không sốt, nhiệt độ 37 độ, Nhưng lúc bế cháu thở rất mạnh, cháu nằm nghiêng nên lúc thở thấy lõm bên mạng sườn. Em có để tay vào đó và đếm nhịp thở là 60 lần/1 phút . Bác sĩ tư vấn hộ em xem thế có phải là viêm phổi không ạ."

Bác sĩ Diệu Thúy đã tư vấn như sau: “Như tôi thấy, chị là một người mẹ chăm sóc con khá kỹ càng và phát hiện rõ triệu chứng của đứa trẻ. Đứa trẻ hạ nhiệt rồi và phát hiện biểu hiện khu trú đường hô hấp mệt mỏi nhịp thở nhanh Thở bất thường co rút lồng ngực là trường hợp nặng của viêm phổi  Chúng tôi đã từng có chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh để phát hiện sớm. Ở trường hợp của con bạn, đứa trẻ nôn hết tất cả mọi thứ, co rút lồng ngực, nhịp thở nhanh là viêm phổi nặng, cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị, không nên ở nhà. Bạn hãy cho cháu tới bệnh viện để bác sĩ quyết định chụp phổi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.”

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho hay viêm phổi là cả một quá trình, diễn biến tuần tự sốt virus nhiễm virus hô hấp trên. Nếu có triệu chứng sớm của viêm phổi như sốt cao, điển hình, đứa trẻ bỏ ăn, kích thích quấy khóc, thở nhanh hơn bình thường. Đứa bé thở trên 40 lần là thở nhanh. Nặng nữa nghe thấy tiếng bất thường khò khè, thở rít, sốt cao nhịp thở nhanh, bỏ ăn quấy khóc nên cho trẻ đi đến cơ sở y tế.

Dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm

Trước một câu hỏi của độc giả [email protected] là ăn vải có phải là nguyên nhân gây ra viêm não Nhật Bản hay không, TS. Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) khẳng định ăn vải không phải là nguyên nhân gây nên viêm não Nhật Bản. Viêm não Nhật bản gây tổn thương nặng nề ở não truyền qua muỗi và thường xuất hiện vào mùa tháng 6, 7.  Muỗi truyền virut Viêm não Nhật Bản thường xuất hiện nhiều vào mùa hè đúng mùa vải. Vì vậy, đây chỉ là một sự hiểu lầm của người dân giữa ăn vải với việc nhiễm vi rut viêm não Nhật Bản.

Đối với người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm, cần ăn uống đủ chất đủ protein (thịt, cá trứng sữa), khoáng chất và vitamin (rau củ), kẽm trong hải sản,…, hầu như không cần kiêng khem gì, chủ yếu chỉ cần kiêng những thực phẩm gây dị ứng nếu cơ địa người đó trước đây vốn dị ứng với những thực phẩm đó. Đối với người bệnh lao nên kiêng những gia vị gây kích ứng như ớt hạt tiêu,… thức ăn nên mềm hóa và chia nhỏ.

Đối với bệnh quai bị cần ăn uống đủ chất và không kiêng kỵ gì trong khi bị quai bị Tuy nhiên, quai bị liên quan tới dịch tiết nước bọt vì vậy, trong chế độ ăn chúng ta nên ăn các thứ mềm, dễ nuốt, uống đủ nước, ăn đủ chất, đủ vitamin để nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, nên hạn chế nhất hoặc không nên ra gió, chạy nhảy. Người bệnh cũng không nên ngồi ăn cùng mâm với người lành vì sẽ dễ lây bệnh.

Đối với quan niệm cổ hủ cho rằng trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột kéo dài tiêu hóa kém nên tránh ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng chỉ nên ăn cháo với muối, TS. Từ Ngữ cho rằng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ăn cháo với muối dài ngày thì nguy cơ suy dinh dưỡng sẽ cao. Một đứa trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt để có sức đề kháng Vì vậy gia đình nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Cháu cần ăn các thực phẩm lành tính. Ở trẻ sơ sinh sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp protein chính cho trẻ. Cần điều trị bệnh tiêu chảy cho cháu. Cần làm các xét nghiệm cho bé. Và cho các thực phẩm giàu đạm, mỡ protein vào cháo, bột của cháu mỗi ngày một ít để cơ thể bé tiếp nhận dần. Cần nhấn mạnh thêm với bạn, ăn cháo với muối không phải là hết tiêu chảy nếu không vệ sinh đúng cách.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật