Thập nhân cửu bệnh trĩ - cùng tìm hiểu để phòng bệnh nhé!

Đối với bệnh trĩ, việc điều trị nội khoa hay ngoại khoa tùy theo tình trạng bệnh của cụ thể mỗi người. bên cạnh đó, việc phòng bệnh cũng không kém phần quan trọng.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị nguyên nhân: các thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch. Nhóm thuốc này thường có hoạt chất rutin flavonoid nhằm điều hòa thẩm thấu, tăng sức bền của thành mạch, làm giảm phù nề sung huyết các tĩnh mạch vùng hậu môn. Có các thuốc như: anovate, adenosin, ampecyclal, aescin, diamoril, daflon. Các thuốc này thường ở dạng viên nén, viên bọc đường. Ngoài ra còn có thuốc ở dạng thuốc mỡ, dạng kem để bôi vào búi trĩ ở hậu môn có tác dụng tại chỗ như: hemeran proctolog pommade midy, procto-glyvenol, preparation-H.

Thuốc điều trị triệu chứng: thường có chứa các hoạt chất chống viêm như corticoid có thể phối hợp kèm với thuốc tê để giảm đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Có các thuốc như: aurobin, deliproct, titanoreine. Ngoài ra còn có một số thuốc phối hợp với vitamin A vitamin C để giúp chỗ vết nứt hậu môn mau lành, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dạng thuốc thích hợp cho tác dụng này là thuốc mỡ, kem để bôi, thuốc đạn để đặt vào hậu môn. Khi bị táo bón có thể dùng forlax.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị các trĩ nội sa xuống trĩ ngoại Có thể dùng phương pháp thắt búi trĩ, tiêm thuốc vào búi trĩ cho xơ teo búi trĩ. Phương pháp ngoại khoa phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo.

Chế độ ăn uống

Trong giai đoạn đầu, búi trĩ còn co lên được thì có thể điều trị bằng ăn uống như sau:

Tránh các món hại gan như: rượu bia thuốc lá Tránh các món gây táo bón: chuối chát, trà đậm, ổi xanh, gia vị cay nóng.

Đảm bảo ăn hàng ngày 500g rau quả tươi (200g rau lá xanh đậm, 100g củ quả màu vàng cam đỏ và 200g quả chín tươi các loại). Lưu ý ăn nhiều rau đay rau sam mồng tơi rau lang khoai lang khoai tây cà chua đu đủ rau giấp cá đậu bắp

Đảm bảo đủ chất béo từ đậu, mè, thịt, cá. Tính ra lượng dầu mỡ ít nhất tương đương 0,5g dầu và 0,5g mỡ cho mỗi kilôgam cân nặng của cháu (khoảng 3 - 4 muỗng canh dầu mỡ/ngày). Nếu không đủ thì mỗi ngày uống thêm  1- 2 muỗng canh dầu mè để chống táo bón Thiếu dầu mỡ thì gan không sản xuất đủ muối mật để điều hòa hoạt động đường tiêu hóa nên dễ bị táo bón

Uống đủ nước: uống 1,5 - 2 lít nước/ngày. Lượng nước tùy thuộc môi trường làm việc và cường độ lao động. Thiếu nước thì cơ thể rút nước ở ruột làm cho khối phân khô cứng gây táo bón.

Một số thức ăn dùng để ngừa và trị táo bón trĩ: khi cảm thấy hơi khó đi cầu thì sáng ăn khoai lang khoai tây luộc. Ăn thêm mỗi ngày 100 - 150g rau giấp cá trộn dầu dấm (1 - 2 muỗng canh dầu mè dầu đậu nành sống hoặc khử với lửa nhỏ cho hành tỏi vừa thơm mà dầu chưa sôi). Các thứ sau đây có hoạt chất làm chắc tĩnh mạch chống giãn tĩnh mạch: uống trà hoa hòe (1 - 2 muỗng canh vun hoa hoè sắc hoặc chế 1 lít nước sôi vào hãm để uống).

Đồ uống chứa nhiều chất kích thích: các loại đồ uống như càphê, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Hơn nữa, uống nhiều càphê và bia rượu sẽ làm cho cơ thể bị mất nước gây ra tình trạng phân khô táo bón đồng thời chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn làm cho niêm mạc sung huyết, gây cản trở  quá trình máu trở về tĩnh mạch, từ đó gây ra bệnh trĩ

Trứng gia cầm: mặc dù rất tốt cho sức khỏe thế nhưng ít ai biết rằng, ăn nhiều chúng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ Trong trứng gia cầm có chứa nhiều protein và rất giàu chất béo. Ngoài ra trứng chứa rất ít chất xơchất xơ rất quan trọng để giúp cho quá trình tiêu hóa được đảm bảo.

Ăn nhiều trứng hàng ngày có thể gây táo bón đầy bụng khó tiêu lâu ngày có thể gây ra bệnh trĩ Vì vậy cần hạn chế ăn trứng.

Gia vị cay: những loại thực phẩm có nhiều chất cay thường là những loại thực phẩm có nhiều tính nóng. Do vậy khi hấp thụ vào cơ thể, các loại thực phẩm này sẽ làm cho tăng huyết áp gây đổ mồ hôi Nếu hấp thụ quá nhiều chúng sẽ làm cho  cơ thể bị nóng, từ đó gây ra táo bón phân cứng đau rát khi đi đại tiện, rất có thể bị đi ra máu khi đại tiện, từ đó gây bệnh trĩ.

Các loại đồ ăn chiên rán: khi nạp một lượng dầu mỡ vào trong cơ thể, chất béo có trong đồ chiên rán sẽ làm cho gan không kịp hoạt động và đào thải các chất độc tố ra bên ngoài, đồng thời gây đầy bụng khó tiêu gây ra các bệnh về đường tiêu hoá, trong đó có trĩ.

Thịt đỏ: chứa nhiều protein và chất béo, dễ gây khó tiêu và đầy bụng. Vả lại thịt đỏ không chứa chất xơ, nên khi chế biến người ta thường thêm chất xơ để tránh táo bón, dễ gây ra bệnh trĩ.

Phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh chủ động là kết hợp hài hòa giữa tăng tư thế vận động khi làm việc, thường xuyên tập luyện cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm không để mắc chứng táo bón kéo dài

<!--adspage12->

Những người lao động trí óc: các viên chức văn phòng thường làm việc trong tư thế ngồi lâu ít hoạt động toàn thân nên cơ thể thường trì trệ , bụng to, tích mỡ và rất hay bị táo bón. Khi làm việc cần tranh thủ tối đa các động tác giúp tăng cường vận động cơ thể như tận dụng việc lên xuống cầu thang bộ, giảm sử dụng cầu thang máy, nên đi lại khi nói chuyện điện thoại.

Cần điều chỉnh cân đối: thời gian giữa làm việc, nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể, chú ý luyện tập các động tác nhằm kích thích hoạt động và tăng trương lực các cơ vùng ổ bụng, hố chậu giúp tăng nhu động ruột nhất là đại tràng Với bệnh nhân bị trĩ, các phương pháp thể dục dưỡng sinh như yoga dịch cân kinh, kegel tỏ ra khá hiệu quả. Cần tạo phản xạ đi tiêu đều đặn hàng ngày, chống tình trạng táo bón

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật