Người cao tuổi dễ trầm cảm vì chứng rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất, suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất, suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, bởi khi tuổi đã cao sức đề kháng yếu.

Lý do người cao tuổi dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

Rất nhiều người cao tuổi thường chán ăn hay kêu mệt mỏi không muốn ăn, nên rất dễ bỏ bữa. Nhiều người cao tuổi cho biết họ không có cảm giác đói và cũng không có cảm giác thèm ăn như những năm về trước. Đây là một trong những nguyên nhân vì sự suy thoái dần dần của hệ tiêu hóa do tuổi tác nhất là sự giảm bài tiết dịch vị (nước bọt, dịch dạ dày dịch ruột, dịch mật...).

Bên cạnh đó, không ít người cao tuổi than phiền rằng họ rất hay bị nghẹn khi ăn dù họ ăn và nhai chậm thì điều này vẫn xảy ra thường xuyên. Có rất nhiều trường hợp để tránh vị nghẹn đã cho canh vào cơm cho dễ nuốt, nhưng cũng khó khắc phục được. Lý do gây nghẹn ở người cao tuổi có thể do các loại cơ ở bộ phận tiêu hóa dần dần bị xơ teo theo năm tháng làm giảm sự co bóp của đường tiêu hóa, nhất là các cơ ở thực quản dạ dày

Vì lý do suy giảm chức năng co bóp của đường tiêu hóa và các men tiêu hóa cho nên người cao tuổi cũng rất dễ bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân không thành khuôn (phân nát), nhất là mỗi lần ăn một số thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm. Đây cũng là một trong các lý do làm cho người cao tuổi ngại ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá hoặc rất ngại uống sữa

Người cao tuổi cũng có thể mắc một số bệnh mạn tính từ trước do không được điều trị dứt điểm càng có tuổi bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày - tá tràng (viêm, loét hoặc sa dạ dày) viêm đại tràng co thắt viêm đại tràng mạn tính sa dạ dày là một bệnh có thể gặp ở tuổi trẻ nhưng với người cao tuổi thì gây phiền phức hơn nhiều do người cao tuổi ít vận động, cơ dạ dày và cơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể.

Sa dạ dày ở người cao tuổi làm cho họ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu hoặc rất ít ngủ). Các bệnh rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi có liên quan mật thiết với nhau. Điều này thường trở thành một vòng luẩn quẩn, tức là rối loạn tiêu hóa làm cho giấc ngủ không tốt, giấc ngủ không tốt làm cho rối loạn tiêu hóa tăng lên.

Bên cạnh đó các bệnh về gan mật cũng là một trong các bệnh thuộc hệ tiêu hóa vì chức năng gan tốt và bài tiết dịch mật ổn định thì việc tiêu hóa thức ăn tốt. Ngược lại, khi hệ thống gan, mật không tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa. Do đó, một số người cao tuổi mắc một số bệnh về gan hoặc một số bệnh về mật cũng làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng rất lớn.

Thống kê cho thấy, người cao tuổi bị bệnh táo bón cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe đặc biệt táo bón ở người cao tuổi Lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là do người cao tuổi ít ăn rau.

Càng ăn ít rau uống ít nước, kèm theo ít vận động thì hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra. Hay gặp nhất trong hậu quả của táo bón ở người cao tuổi là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoài người cao tuổi rất sợ vì phải rặn mạnh sẽ gây đauchảy máu

Chính vì các lý do đó mà táo bón càng ngày càng nặng thêm gây đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố chậu dễ nhầm lẫn với bệnh tiết niệu (viêm hoặc sỏi) hoặc viêm ruột thừa (hố chậu phải). Người cao tuổi ngại uống nước cũng làm cho táo bón tăng lên, bởi vì uống nước sẽ phải đi tiểu nhiều lần nhất là tiểu đêm gây mất ngủ

Với những người cao tuổi có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn và đặc biệt là có sa sút trí tuệ thì táo bón kéo dài lại càng bất lợi cho bản thân người bệnh và cả người nhà. Nên lưu ý là khi tinh thần không thoải mái căng thẳng cũng có khả năng gây táo bón

Điều trị dễ hay khó?

Những rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi nếu chỉ bị trong thời gian ngắn khoảng 2 - 3 ngày thì nhìn chung không gây biến chứng gì đặc biệt nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài quá lâu, sẽ có rất nhiều hệ lụy như những rối loạn nuốt có thể gây viêm phổi do sặc, nuốt nghẹn hoặc hội chứng kém hấp thu kéo dài khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng bị thuyên giảm và bệnh nhân sẽ bị suy kiệt.

Từ đó, bệnh nhân dễ dàng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tiết niệu... cũng như suy dinh dưỡng sẽ làm nặng thêm các bệnh mạn tính đang có tiêu chảy cấp hoặc mạn đều gây mất nước mất điện giải khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Ngoài ra chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, đau đớn ăn uống kém ngon, lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt…

Nhìn chung, đối với những bệnh lý rối loạn tiêu hóa có tính chất cấp tính như tiêu chảy do nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn đầy bụng chướng hơi do thức ăn… thì có thể dễ dàng xử trí. Nhưng đối với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa có tính chất mạn tính, có nguyên nhân do bệnh lý tổn thương - thoái hóa của các cơ quan tiêu hóa như gan mật tụy dạ dày ruột hoặc do các cơ quan như nội tiết chẳng hạn thì việc điều trị có phức tạp hơn và phải tìm đúng nguyên nhân để xử trí.

Có thể dự phòng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi bằng một số biện pháp như tuân thủ một chế độ ăn hợp lý: hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật; không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò thịt trâu, thịt cừu. Người cao tuổi nên dùng những thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp đủ chất lại vừa dễ tiêu như quả tươi rau xanh ngũ cốc hạt vừng lạc.

Người cao tuổi có thể ăn những loại quả như đu đủ chuối cam vắt nước vừa dễ nhai nuốt vừa cung cấp đủ các loại vitamin và các chất điện giải như kali Người cao tuổi cũng phải ăn thêm một cơ số chất đạm là những loại đạm dễ tiêu như tôm cá, thịt lợn và chất béo như dầu thực vật

Thức ăn nên chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín cần thiết. Không nên ăn những thức ăn chế biến dưới dạng tái, gỏi bởi vì những loại thức ăn này rất dễ gây chướng bụng đầy hơi. Không nên ăn dồn ép mà nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, đảm bảo đều đặn hàng ngày theo qui tắc “ngon không ăn thêm, chán không bỏ bữa”. Khi ăn người cao tuổi nên tập trung, tránh vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa nói chuyện… làm phân tâm, dễ gây sặc, nghẹn.

Tránh ăn những thức ăn lạ mà cơ thể chưa quen. Thức ăn luôn đảm bảo nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng. Tốt nhất là không uống rượu bia hoặc các đồ uốngcồn khác. Và một điều hết sức quan trọng là khi thấy có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, các cụ nên khẩn trương tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe khí công dưỡng sinh…cũng là những biện pháp tốt giúp cho việc tiêu hóa ở người cao tuổi được dễ dàng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật