Ăn uống như thế nào để phòng bệnh ung thư hiệu quả

Các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều biện pháp để phòng bệnh ung thư, trong đó dùng chế độ ăn uống phòng bệnh ung thư là liệu pháp khá hiệu quả, do có nhiều chất chống ung thư chứa trong thực phẩm như rau, củ, quả, đậu đỗ các loại.

Vì sao thực phẩm có tác dụng phòng chống bệnh ung thư ?

Ngày nay, khoa học đã biết rằng một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư quan trọng là các gốc ôxy hóa trong cơ thể. Các gốc này là sản phẩm của quá trình chuyển hóa của cơ thể do nhiều yếu tố gây ra như: thịt cá nướng cháy khét, dầu mỡ chiên rán nhiều lần tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời tia xạ, khói thuốc lá môi trường ô nhiễm, stress… Nếu quá trình sản sinh các gốc ôxy hóa nhiều hơn bình thường hoặc cơ thể sản sinh các chất trung hòa ít hơn bình thường, khi đó các gốc ôxy hóa sẽ tấn công vào tế bào, làm tổn thương AND, từ đó hình thành tế bào ung thư.

May thay, khoa học cũng phát hiện được nhiều chất có tác dụng chống các gốc ôxy hóa có trong thực phẩm như: các vitamin C, E, beta-caroten, kẽm selen các phytochemicals khác như lutein lycopene, isoflavon, flavonoid… Hầu hết, các chất này có trong các loại rau quả tươi có màu xanh đậm, màu vàng cam và đỏ đậm như cà chua chứa nhiều lycopen cà rốt hoặc gấc chứa nhiều beta-caroten, các loại rau xanh đậm như cải bó xôi bông cải xanh tảo biển chứa nhiều kẽm, selen…Khi ăn các thức ăn loại này vào cơ thể, chúng có tác dụng hủy các gốc ôxy hóa nên có tác dụng phòng chống bệnh ung thư Vì vậy dinh dưỡng hợp lý là một biện pháp dễ thực hiện để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Các nhà khoa học  ước tính, khoảng 30 - 40% các bệnh ung thư có thể được ngăn chặn từ trước nếu bệnh nhân ăn nhiều rau quả ngũ cốc thực phẩm có nguồn gốc thực vật; hạn chế thức ăn nhiều chất béo và calorie... 70% các bệnh ung thư có thể tránh được nếu người ta ngừng hút thuốc tập thể dục thường xuyên và kiểm soát được cân nặng. Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư TP. HCM cho biết, chỉ 5-10% ung thư là do di truyền, còn lại ảnh hưởng từ việc “ăn gì, sống như thế nào, hít thở không khí ra sao”.  Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư ngày càng tăng cao do lối sống công nghiệp tại các thành phố lớn chế độ ăn uống kiểu công nghiệp với những thức ăn nhanh, ít rau và chất xơ nhiều chất béo là nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng cao. Ghi nhận của Hội ung thư số bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú ngày càng nhiều do chế độ ăn dư thừa chất béo, ít rau xanh và trái cây, ít vận động và tình trạng béo phì     

Ăn uống như thế nào để phòng bệnh ung thư ?

Ăn nhiều chất xơ và đạm thực vật: Nên gia tăng nguồn đạm từ thực vật, tăng lượng chất xơ từ trái cây và rau xanh, hạn chế ăn đạm động vật, giảm chất béo từ động vật. Chất xơ có 2 loại: loại hoà tan và không hoà tan được. Chất xơ hoà tan được có trong các loại củ, gạo lức, yến mạch, lúa mạch… làm giảm cholesterol và lượng đường glucose vào máu giúp ngăn chặn hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường Chất xơ không hoà tan chủ yếu có trong rau củ, ngũ cốc, ngô, lúa mỳ…

Trong quá trình tiêu hóa chất xơ giúp kích thích nhu động ruột nên có thể giúp phòng ngừa táo bónung thư ruột già Căn bệnh này người phương Tây thường mắc phải do ăn nhiều thực phẩm tinh chế có ít chất xơ. TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong những loại thực phẩm giàu chất xơ thì họ nhà đậu, đặc biệt là đậu nành được xem là giàu chất xơ nhất. Hạt đậu nành có chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% chất glucose 15 - 20% chất béo, 35 - 40% chất protein với đủ các loại axit amin và các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Với tỷ lệ chất xơ và nguồn đạm dồi dào, đậu nành là loại thực phẩm có chứa nhiều chất có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư sữa đậu nành ngăn ngừa các nguy cơ ung thư: sự có mặt của thực phẩm có nguồn gốc đậu nành càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư tử cung càng thấp.

Theo nghiên cứu của Viện ung thư Thượng Hải (Trung Quốc): Trong 1.700 phụ nữ ở độ tuổi 30 - 69 được nghiên cứu, một nửa được chẩn đoán là bị ung thư tử cung số còn lại hoàn toàn khỏe mạnh. Sau 5 năm nghiên cứu, về mức ăn thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành của số người này, các chuyên gia nhận thấy, nhóm bị bệnh ăn ít đậu nành hơn nhóm còn lại. Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm ung thư Tokyo (Nhật), trên 25.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 40 - 69 trên cả nước Nhật trong hơn 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ có lượng genistein cao (một chất isoflavone có trong đậu nành) thường ít bị ung thư vú hơn (tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 3 lần) so với những phụ nữ có lượng genistein thấp sữa đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với hầu hết các căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú ung thư màng tử cung, ung thư buồng trứng hay ung thư dạ dày Chuyên gia dinh dưỡng Justine Gayer (Hoa Kỳ) cho biết sữa đậu nành không chỉ có tác dụng tốt với các chị em phụ nữ mà còn tốt đối với cả nam giới trong việc phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Tăng cường ăn rau củ quả: Các chất chống ôxy hoá như beta caroten lycopen và vitamin C, E tìm thấy trong rau, củ, quả. Các chất này có tác dụng  chống lại các gốc tự do tấn công và phá huỷ màng tế bào gây bệnh ung thư cam chanh, quýt, bưởi dưa hấu súp lơ bông cải xanh ớt hồ tiêu… giàu vitamin C. Rau lá xanh đậm ngũ cốc dầu thực vật các loại đậu… giàu vitamin E. Rau củ màu cam, vàng, đỏ như cà chua cà rốt dâu tây nho ổi, gấc… chứa beta caroten và carotenoid giúp cơ thể chuyển hoá thành vitamin A Chất lycopen được đánh giá cao có tác dụng ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy: Đàn ông ăn cà chua 2 lần/tuần giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến xuống 1/3 so với những người không bao giờ đụng đến cà chua. Chất phytochemical có nhiều trong trái táo, bắp cải, súp lơ đậu hà lan đậu nành… bảo vệ cơ thể bằng cách kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Hàng ngày bạn nên ăn 4 - 5 loại rau quả và 5 - 7 loại gồm ngũ cốc thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu đạm như khoai tây khoai lang các loại đậu đen xanh trứng quốc, đậu nành.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật